ClockThứ Năm, 05/09/2019 21:26

Nghề nuôi ong ở Hồng Tiến

TTH - Gần đây, nuôi ong lấy mật được nhiều hộ gia đình ở xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà xem là nghề chính đem lại thu nhập ổn định bên cạnh trồng cao su, trồng rừng. Với giá thu mua từ 160 - 200 ngàn đồng/lít mật, mỗi lao động có thu nhập ổn định 4-5 triệu đồng/tháng nên đây cũng là nghề mà người dân ở các xã vùng cao, bán sơn địa có thể nhân rộng.

Song, nghề nuôi ong lấy mật cũng không phải dễ, đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật, nhất là thức ăn cần được bổ trợ như phấn hoa tự nhiên, bột đậu nành, một ít đường... nhưng phải đảm bảo vệ sinh và hoàn toàn sạch. Chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể khiến ong chết hàng loạt.

Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng giới thiệu quy trình nuôi ong lấy mật của người dân xã Hồng Tiến qua chùm ảnh của CTV Nguyễn Khoa Huy!

Ong chúa được nhập từ Ý

Cửa sổ thông gió cho đàn ong

Thức ăn thêm cho ong bao gồm phấn hoa nguyên chất, bột đậu nành, một ít đường được trộn đều tạo thành những chiếc bánh đặt bề mặt của tổ

Niềm vui của người chăm ong khi những cầu ong đầy mật

Thùng xoay ly tâm dùng để vắt mật

Ngoài mật, người nuôi ong còn tận thu thêm sáp ong

Chiết xuất vào chai

Vào siêu thị

Chanh mật ong - thức uống rất tốt cho sức khỏe

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Con ong giữa vòng “lệ phí”

Nghề nuôi ong “du mục” vốn đã khó khăn, nay lại càng chật vật hơn khi chủ trại di trú đàn ong đến Huế phải chịu đủ thứ “lệ phí” của địa phương. Để yên ổn làm ăn, nhiều chủ trại phải “bấm bụng” nộp tiền, dần dà trở thành một “quy luật” khi mang đàn ong đến xứ người kiếm sống.

Con ong giữa vòng “lệ phí”
Return to top