Nghị lực của cô sinh viên văn khoa
TTH - Chúng tôi đang muốn nhắc đến em Nguyễn Thị Thu Hà, hiện là sinh viên năm thứ 3 Khoa Ngữ văn Trường đại học Khoa học Huế.
Gặp Thu Hà vào buổi sáng trời mưa phùn, em vui vẻ chia sẻ thành công và cả những khó khăn trong quá trình học tập. Sinh ra trong gia đình làm nông ở Đắk Lắk, hoàn cảnh khó khăn, ba là thương binh, mẹ thì bị bệnh thấp khớp hành hạ những lúc trái gió trở trời nhưng với nghị lực của mình, Hà nhiều năm đạt danh hiệu học sinh giỏi. Không những vậy, em còn tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi văn và đoạt được nhiều giải thưởng. Khi học đại học, Thu Hà kể em viết rất nhiều truyện ngắn, tản văn và được đăng trên một số báo, tạp chí dành cho học trò. Một trong số đó đã mang lại cho em giải nhì của Nhà Xuất bản Văn hóa với truyện ngắn Ai gánh nỗi nhớ đi qua nơi này? Chia sẻ với chúng tôi, Thu Hà khiêm tốn nói viết lách chỉ là đam mê giải tỏa những căng thẳng sau những bài học trên giảng đường. Ý thức được hoàn cảnh khó khăn nên dù nhận được nhiều học bổng cuối kỳ nhưng Hà đều cất lại để dành nạp học phí, giúp đỡ cho ba mẹ mình. “Sức khỏe không được tốt lắm nên em không dám đi làm thêm, sợ đau ốm lại làm ba mẹ lo lắng. Em xem viết văn như là sự giải tỏa, đồng thời cũng có thể mang lại thu nhập nếu như em viết tốt. Truyện của em xoay quanh vấn đề gia đình, trẻ em vùng cao,…” Thu Hà bộc bạch.
![]() |
Thu Hà vui vẻ khi chia sẻ những dự định của mình |
Khi được hỏi việc cân bằng giữa chuyện học với sáng tác như thế nào, Hà cởi mở “Bài học ở lớp em chăm chú nghe thầy cô giảng bài, xem như mình học bài luôn, nếu chưa hiểu thì mình nhờ các bạn khác giảng lại. Còn về sáng tác thì em dành cho ban đêm yên tĩnh.” Nhờ cách chia thời gian hợp lý như vậy mà Thu Hà luôn là sinh viên đứng trong tốp đầu của lớp. “Ngoan, chịu khó, năng động, thông minh và học giỏi!”. Đó là nhận xét của cô Đỗ Thu Thủy – cố vấn học tập của lớp Văn K37B về Thu Hà. Thu Hà đã trải qua nhiều biến cố, tuổi thơ vất vả, luôn mang trong mình mặc cảm tự ti, ba mẹ lại hay ốm đau nên có lúc em muốn nghỉ học giữa chừng để phụ giúp gia đình nhưng với sự động viên kịp thời của giáo viên cùng bạn bè và trên hết là tinh thần vượt khó mà em tiếp tục phấn đấu, vươn lên trong học tập.
Nói về ước mơ của mình Thu Hà cho biết: “Em muốn sau này được làm phóng viên, được đi nhiều nơi để phản ánh cuộc sống, đặc biệt là viết về trẻ em vùng cao – thiếu thốn, cơ cực nhưng rất vô tư, trong sáng”. Chia tay Thu Hà, em nói chúng tôi nhớ đón đọc những truyện ngắn mới mà em đang ấp ủ, là Khói sương và Phía bên kia dòng sông.
Bài và ảnh: Cao Nguyễn Xuân Đạt
- Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo (04/03)
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục (03/03)
- Gặp các “nhà khoa học” nhí (02/03)
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 (02/03)
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế (01/03)
- Giữ sĩ số lớp học sau tết (01/03)
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn (01/03)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê (27/02)
-
Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- “Năm dịch”, không vắng những giải cao
- Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021
- Sẻ chia không khí tết với sinh viên Lào đang ở Huế
- Đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé
- Thứ hạng thế giới của Đại học Huế tăng bậc trên bảng xếp hạng Webometrics
- Ấm lòng sinh viên trước khi về quê đón tết
-
Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế
- Gặp các “nhà khoa học” nhí
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục
- Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo