ClockThứ Sáu, 26/04/2024 10:52

Huế sẽ đón khoảng 65.000 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5

TTH.VN - Theo số liệu thống kê về lượng khách đăng ký, đặt phòng ở các cơ sở lưu trú, các điểm tham quan, dự kiến dịp lễ dài ngày 30/4 - 1/5 sắp tới, Thừa Thiên Huế sẽ đón nguồn khách lớn từ các tỉnh, thành phố với ước tính khoảng 65.000 lượt khách.

Khởi động mùa du lịch “Huế - Chào hè 2024” Phát triển du lịch nghỉ dưỡngGiữ gìn hình ảnh du lịch Huế: Mạnh tay nhưng cần sự chung tay

 Khách trải nghiệm du lịch trên phá Tam Giang

Theo ông Hoàng Phước Nhật, Phó Giám đốc Sở Du lịch, trong số khoảng 65.000 lượt khách tham quan (tính từ ngày 27/4 – 1/5), có khoảng 48.000 lượt khách nội địa và 17.000 lượt khách quốc tế, trong đó khoảng 45.000 lượt khách lưu trú (14.500 khách quốc tế); Công suất phòng bình quân ước đạt 82% và doanh thu ước đạt 101 tỷ đồng.

Số liệu khách đăng ký ở tại các cơ sở lưu trú cũng cho thấy, cao điểm ngày 28/4 công suất phòng đạt trên 90%. Các khách sạn có công suất đặt phòng trên 75%, như: Laguna Lăng cô, Vinpearl Melía Huế, Hương Giang, Cherish, Mondial Huế, Thanh Lịch Boutique Huế, White Lotus, Êmm Huế, Đạt Anh...

Dịp lễ này, tại Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 (diễn ra 27/4 - 1/5), chương trình Thuận An Biển gọi 2024 (ngày 29/4) hứa hẹn mang đến cho người dân, du khách trải nghiệm hấp dẫn về văn hóa ẩm thực truyền thống cũng như đương đại của Việt Nam và khoảng thời gian nghỉ dưỡng, "giải nhiệt" mùa hè này.

Để thu hút khách du lịch, ngành du lịch tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp triển khai nhiều gói kích cầu du lịch chào hè 2024 như, giảm giá phòng, giá tour, giá mua sản phẩm đặc sản và lưu niệm...

Theo bà Dương Thị Công Lý, Phó Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh, một số chương trình, sản phẩm du lịch mới cũng được đưa vào vận hành thử nghiệm giai đoạn này, trong đó có city tour bằng các phương tiện công cộng (xe buýt 2 tầng, xe đạp, đi thuyền) và trải nghiệm street food, làng nghề…

HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc
Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc hợp tác với các đối tác để tạo ra những sản phẩm du lịch mới mang tính chất xanh và bền vững, từ đó nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến với Huế là giải pháp thiết thực mà ngành du lịch Cố đô lựa chọn.

Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

TIN MỚI

Return to top