Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Phát hiện đột phá trong nghiên cứu điều trị bệnh ung thư di căn
Các nhà khoa học Anh vừa tuyên bố đã tìm ra "gót chân Achilles" của căn bệnh ung thư, mở ra cơ hội điều trị cho những ca bệnh tưởng chừng "vô phương cứu chữa" khi tế bào ung thư đã lan khắp cơ thể.
Trong một phát hiện có tính đột phá, các nhà nghiên cứu thấy rằng mọi tế bào ung thư đều mang một "lá cờ" mà hệ miễn dịch có thể nhận ra được bất kể chúng biến đổi như thế nào. Cho đến nay, các biện pháp điều trị ung thư thường không thành công bởi ung thư tiến triển rất nhanh chóng và thay đổi cấu trúc liên tục khiến thuốc điều trị mất tác dụng.
Điều trị ung thư. (Nguồn: cancer.gov)
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học College London (UCL) và Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh quốc (Cancer Research UK) đã phát hiện ra rằng ngay cả khi biến đổi nhanh chóng, ung thư vẫn mang những phân tử đặc trưng không bao giờ thay đổi. Những phân tử này là các sinh kháng thể - độc tố mà hệ miễn dịch có thể nhận biết được. Các tế bào miễn dịch chống lại các sinh kháng thể này đã tồn tại sẵn trong cơ thể nhưng với số lượng quá nhỏ để có thể phát huy hiệu quả.
Từ phát hiện này, các nhà khoa học tin rằng có thể phát triển hướng điều trị ung thư mới bằng việc thu thập hết các tế bào miễn dịch và "nhân bản" chúng trong phòng thí nghiệm với số lượng lớn rồi sau đó đưa trở lại cơ thể người bệnh.
Các tế bào miễn dịch trên với khả năng định vị "lá cờ" - tức là khả năng nhận biết tế bào ung thư bất kể chúng biến đổi như thế nào - sẽ tấn công tiêu diệt các tế bào bệnh này kể cả khi nó đã lan khắp cơ thể.
Giáo sư Peter Johnson thuộc Trung tâm Nghiên cứu ung thư Anh nói rằng nghiên cứu trên đã "khỏa lấp những chỗ trống" về lý do tại sao một số biện pháp điều trị ung thư trước đây không hiệu quả. Nhà khoa học này cũng cho rằng nghiên cứu trên mang đến cho họ những căn cứ quan trọng để phát triển hướng điều trị ung thư mới sử dụng hệ miễn dịch của chính người bệnh.
Trong khi đó, giáo sư Charles Swanton đồng tác giả nghiên cứu trên thuộc Viện Ung thư UCL nói rằng cách tiếp cận mới trong điều trị ung thư có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư.
Công trình nghiên cứu đột phá này được đăng tải trên tạp chí Khoa học (Science) số mới nhất.
Theo Vietnam+
- Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước (27/02)
- Những bóng hồng “lì đòn” (27/02)
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập (27/02)
- Trên tuyến đầu chống dịch (26/02)
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn (26/02)
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 (26/02)
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên (26/02)
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2 (26/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
-
Hơn 300 tình nguyện viên ĐH Huế hỗ trợ các chốt phòng, chống dịch
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Chủ động, linh hoạt hơn nữa trong xử lý tình huống
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Sáng 22/2, Hải Dương thêm 4 ca mắc Covid-19
- Những bóng hồng “lì đòn”
- 100% tân binh lên đường nhập ngũ sẽ được xét nghiệm COVID-19
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập