Thể thao quốc tế

Siêu phẩm & thiên tài

ClockChủ Nhật, 25/12/2016 12:53
TTH - Xem bóng đá, được chứng kiến một bàn thắng đẹp cũng như đọc cuốn sách phát hiện được một ý tưởng lạ hay một chi tiết độc đáo.

Bàn thắng vào lưới đội tuyển Pháp của Roberto Carlos là cú đá phạt đẹp nhất mọi thời đại. Ảnh: Internet

Trong một trận cầu mà đối phương kiên quyết cố thủ, phòng ngự theo kiểu tầng tầng lớp, ĐKVĐ Quốc gia Đức Bayer Munich đã biết cách vượt lên bằng một siêu phẩm của cầu thủ người Brazil là Diego Costa. Phút 71, xuất phát từ pha đá phạt nhanh của Thiago Alcantara, tiền vệ người Brazil đã dắt bóng một nhịp rồi tung cú sút xa bằng chân trái. Bóng đi lượn lên góc cao và làm bó tay thủ môn Esser của đội bóng Darmstadt. Bàn thắng của Diego Costa được xem là siêu phẩm mới nhất của làng túc cầu thế giới khi chỉ mới diễn ra vào cuối tuần qua. Nó còn được gọi là khoảnh khắc lóe sáng và cũng là khoảnh khắc thiên tài của cá nhân Diego Costa.

Xem bóng đá, được chứng kiến một bàn thắng đẹp cũng như đọc cuốn sách phát hiện được một ý tưởng lạ hay một chi tiết độc đáo. Nó sướng đến rợn người. Cái khác ở đây, đọc sách chỉ có mình ta, còn trong bóng đá là cả một biển người cùng sướng và đó là một cảm giác vô cùng kỳ lạ. Đã 30 năm rồi trôi qua, kẻ yêu say túc cầu như tôi không quên giây phút Maradona ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2 - 1 trong trận Argentina vượt qua Anh quốc tại tứ kết Mexico 1986. Có bóng từ sân nhà, “cậu bé vàng” dùng tốc độ và kỹ thuật siêu việt để vượt qua tới 5 cầu thủ đội tuyển Anh trước khi lừa qua nốt thủ thành xuất sắc Peter Shilton ở pha đối mặt và ghi bàn vào lưới trống. Maradona đã tăng tốc tối đa, dốc bóng băng qua hàng phòng ngự của đối phương như thể ngựa phi và bóng gần như dính lấy chân của siêu sao. Người ta gọi đó là bàn thắng đẹp nhất mọi thời đại hay là bàn thắng siêu kinh điển. Mười năm sau, kẻ hậu bối là thiên tài Messi cũng đã có bàn thắng y chang khi lừa bóng qua 6 cầu thủ trước khi ghi bàn vào lưới Getafe ở giải bóng đá Tây Ban Nha.

Siêu phẩm có thể là một cú solo mang đậm nét dấu ấn thiên tài cá nhân kiểu như bàn thắng của Maradona hay Messi. Nó cũng có thể là một cú sút phạt thành bàn. Ngót nghét cũng đã 20 năm rồi nhưng các chuyên gia bóng đá vẫn cứ ngỡ ngàng về cú sút phạt kinh điển thành bàn vào lưới đội tuyển Pháp của cựu danh thủ Brazil Roberto Carlos. Họ không thể lý giải nổi tốc độ khủng khiếp và quỹ đạo vô cùng lạ kỳ của đường banh xuất phát từ cái chân trái thượng thặng của Carlos. Ở tình huống này, khi tất cả khán giả trên sân vận động Gerland của Lyon đều nghĩ rằng bóng sẽ bay ra khỏi khung thành tuyển Pháp cả cây số, bất ngờ nó đổi hướng bay vào lưới Fabien Barthez trước sự sững sờ của hàng vạn con mắt. Còn rất nhiều nữa những cú sút phạt kinh điển. Có kể tới như cú sút mang “kiến trúc các tòa tháp” của Cristiano Ronaldo vào lưới Portsmouth năm 2008, hay cú sút phạt treo thẳng vào góc cao khung thành tuyển Anh trước nỗ lực cản phá bất thành của Seaman của Ronaldinho.

Hình như có một ngoại lệ, trong giới túc cầu, các bàn thắng được thực hiện bởi các pha tung chân móc bóng, thường gọi là “cắt kéo” hay còn được gọi là cú “ngã bàn đèn”, luôn là những siêu phẩm đầy ấn tượng. Ấn tượng không chỉ bởi đó là những bàn thắng với quỹ đạo bóng khó lường để cản phá mà bởi độ khó của động tác và kỹ thuật cơ bản của các danh thủ khi tung người trên không thực hiện những pha dứt điểm xuất thần này. Đáng nói là những bàn thắng này, cầu thủ bình thường khó mà mơ tới. Siêu phẩm trong bóng đá do thế được xem là sản phẩm, là của riêng của các thiên tài và trong bóng đá, đó luôn luôn là sự trông đợi khát khao.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thủ nhập tịch

Trước thềm 2 trận đấu gặp tuyển Việt Nam vào cuối tháng 3 này, theo tờ Bola. Okezone, Indonesia đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này đã tuyên thệ trở thành công dân Indonesia. Sau khi tuyên thệ, Nathan Tjoe-A-On có thể khoác áo đội tuyển Indonesia ngay.

Cầu thủ nhập tịch
Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Return to top