ClockChủ Nhật, 25/08/2019 08:13

Thời đại 4.0, ASEAN cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục

TTH - Công nghệ đang làm thay đổi nhu cầu về các kỹ năng trên toàn cầu, dẫn đến nhu cầu về các chính sách giáo dục có liên quan cũng cần được thay đổi để đáp ứng tình hình thực tiễn một cách hiệu quả.

ASEAN và quan điểm của mình về Ấn Độ - Thái Bình DươngEU mở rộng hợp tác, hỗ trợ ASEANASEAN kêu gọi hành động kịp thời để chống cháy rừng và ô nhiễm khói mù

Cần tăng đầu tư vào giáo dục và thay đổi cách giảng dạy để đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong thời đại mới. Ảnh: Digital News Asia

Bên cạnh hệ thống đường sá, cầu cống, sân bay và các dự án cơ sở hạ tầng cần thiết khác để duy trì tăng trưởng thì các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, dịch vụ công cộng… những yếu tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng mềm cũng đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kiến thức, thúc đẩy đổi mới của một quốc gia.

Nhìn chung, trong 2 thập kỷ qua, khu vực ASEAN đã phát triển thịnh vượng, với chiến lược “sản xuất để xuất khẩu” được xem là một trụ cột chính ở phần lớn các nước trong khu vực. Tuy nhiên, Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) lưu ý rằng, việc chuyển đổi sang dịch vụ là không thể tránh khỏi và vấn đề đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng sẽ là những ưu tiên cần được giải quyết.

Đầu tư nhiều hơn vào giáo dục

Trong khi các nước ASEAN đang tích cực thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các  quốc gia này vẫn chưa đưa ra được những thay đổi đáng kể cho các chính sách giáo dục - một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng mềm của các nước, với một phần nguyên nhân được cho là do các lỗ hổng tài trợ.

Theo tiến sĩ Khor Hoe Ee – nhà kinh tế trưởng của AMRO, tất cả các chính sách hiện có đều hướng đến Công nghiệp 3.0. Do đó, “chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và khuyến khích phát triển các bộ kỹ năng có giá trị hơn, tư duy phản biện và học hỏi suốt đời nếu muốn thành công trong nền kinh tế kỹ thuật số mới này”, ông nhấn mạnh.

Vì giáo dục là một khoản đầu tư dài hạn, thành quả của nó có thể không được nhìn thấy một cách rõ ràng trong nhiều thập kỷ tới - điều này khiến giáo dục không còn là một đề xuất hấp dẫn, nhất là ở các nước đang phát triển ASEAN. Quan điểm này càng được khẳng định trong Báo cáo Phát triển Thế giới 2019 của Ngân hàng Thế giới khi cho biết, một trong những lý do khiến các chính phủ không đầu tư vào vốn nhân lực là thiếu các động cơ chính trị.

Theo nhận định của Ban Thư ký ASEAN, chi cho giáo dục là khoản đầu tư thích đáng vào vốn nhân lực vì giáo dục góp phần hình thành kỹ năng, giúp tăng năng lực làm việc và sản xuất, do đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Khoảng cách tài trợ trong các nền kinh tế CLMV

Công nghệ đang làm thay đổi nhu cầu về các kỹ năng trên toàn cầu, dẫn đến nhu cầu về các chính sách giáo dục có liên quan cũng cần được thay đổi để đáp ứng tình hình thực tiễn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, với khả năng tiếp cận tài trợ chỉ từ các nguồn ngắn hạn ở các nước đang phát triển, các bên liên quan đến giáo dục cần phải giải quyết vấn đề này để vận động cho các chính sách giáo dục tốt hơn.

Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN năm 2019 của AMRO chỉ rõ rằng, các lỗ hổng tài trợ phát sinh từ tỷ lệ tiết kiệm thấp ở các nước đang phát triển so với nhu cầu đầu tư, trong đó, khoảng cách lớn nhất nằm ở các nền kinh tế CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), nơi tiết kiệm trong nước không đủ để bắt kịp nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng.

Theo The ASEAN Post, tại Campuchia, Lào và Myanmar, việc thiếu hụt đầu tư vào giáo dục một cách thường xuyên, cộng với chi tiêu y tế thấp và lao động có tay nghề hạn chế - là những vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ.

Thực tế, việc thiếu đầu tư vào giáo dục xảy ra không chỉ ở ASEAN mà cả trên thế giới. Phó Tổng thư ký LHQ Amina J. Mohammed cho biết, lỗ hổng tài trợ cho giáo dục hàng năm trên toàn cầu lên tới gần 40 tỷ USD, từ đó lên tiếng kêu gọi tăng cường tài chính trong nước và cam kết đổi mới từ các nhà tài trợ quốc tế để giúp thu hẹp khoảng cách thiếu hụt này.

Kỹ năng chuyên ngành

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, không chỉ cần tăng cường đầu tư chung vào giáo dục mà các nước cần phải có định hướng đúng đắn vào các chuyên ngành đào tạo kỹ năng trong hệ thống giáo dục. Theo tiến sĩ Khor Hoe Ee, chúng ta cần nhiều bộ kỹ năng chuyên biệt hơn, nhất là về công nghệ, để phù hợp với nhu cầu thực tiễn trong thời đại Công nghiệp 4.0 hiện nay.

Các cơ sở làm việc ở ASEAN đang trải qua quá trình chuyển đổi từ xu hướng sử dụng nhiều lao động sang nền kinh tế dựa trên kỹ năng và tri thức nhiều hơn, do đó đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn về các bộ kỹ năng cần thiết để làm việc với công nghệ kỹ thuật số và các dịch vụ khác trong một thế giới ngày càng kết nối và phức tạp.

Như Jack Ma, người sáng lập công ty thương mại điện tử khổng lồ Alibaba từng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos năm ngoái, “nếu chúng ta không thay đổi cách giảng dạy, 30 năm nữa, chúng ta sẽ gặp rắc rối”.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp và lược dịch từ The ASEAN Post & Digital News Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

TIN MỚI

Return to top