ClockThứ Năm, 15/08/2019 19:54

ASEAN và quan điểm của mình về Ấn Độ - Thái Bình Dương

TTH - Sau hơn 1 năm cân nhắc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức thông qua Quan điểm ASEAN về Ấn Độ – Thái Bình Dương (AOIP) vào ngày 23/6/2019. Trong đó, quan điểm đã cung cấp văn kiện hướng dẫn, điều hướng cho sự tham gia của ASEAN vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Sri Lanka mong muốn sớm trở thành Đối tác đối thoại của ASEANĐoàn kết là nhân tố chính cho sự thống nhất của ASEAN

Lãnh đạo các nước bắt tay tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 26 ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Khmer Times

Indonesia đã phát triển một chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương lấy ASEAN làm trung tâm, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc của khu vực bao gồm cởi mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên quy tắc.

Quan điểm ASEAN về Ấn Độ - Thái Bình Dương được nhận định là phù hợp hơn với cách tiếp cận an ninh toàn diện của ASEAN, tập trung triển khai các kế hoạch hiện có và khám phá những lĩnh vực ưu tiên hợp tác mới của khu vực bao gồm hợp tác hàng hải, kết nối, các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), hợp tác kinh tế và nhiều khía cạnh khác.

Bên cạnh việc khẳng định AOIP chỉ là văn kiện hướng dẫn, không phải tài liệu pháp lý hay hiệp ước, quan điểm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy tắc và cơ chế hiện hành của khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, cũng như Hội nghị cấp cao Đông Á. AOIP không nhằm mục đích tạo ra các cơ chế mới hoặc thay đổi các cơ chế hiện có. Nói một cách đúng đắn, quan điểm được tạo ra nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng cộng đồng của ASEAN, cùng lúc tăng cường động lực để thúc đẩy hợp tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương với các cơ chế do ASEAN dẫn đầu. Qua đó đối mặt tốt hơn với thách thức và nắm bắt cơ hội mới.

Cũng thuộc nội dung của tài liệu, AOIP không bỏ qua những vấn đề và nguyên tắc quan trọng đang bị đe dọa trong các tranh chấp hàng hải hiện nay ở Biển Đông. Tài liệu nhấn mạnh tinh thần hợp tác hòa bình để giải quyết tranh chấp; thúc đẩy an toàn và an ninh hàng hải, tự do hàng hải và hàng không....

Nhìn chung, AOIP là một hành động khẳng định sự quyết đoán về chính trị và ngoại giao của ASEAN. Cụ thể, thay vì chịu sự chi phối của các nước lớn như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ như trước đây, ASEAN có cách riêng để phát triển lập trường Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top