ClockThứ Sáu, 26/07/2019 14:59

Tokyo công bố mẫu huy chương Olympic 2020 làm từ rác điện tử

Hãng CNN đưa tin trước đó, mẫu huy chương độc đáo này đã vượt qua hơn 400 mẫu sáng tạo khác để giành giải nhất cuộc thi thiết kế toàn quốc tại Nhật Bản. Chúng được chú ý bởi sự thiết kế mới lạ, cộng với nguyên liệu chế tạo lấy từ các loại rác điện tử như điện thoại di động và máy tính xách tay cũ, hỏng.

Tokyo bắt đầu đếm ngược thời gian còn 365 ngày đến Olympic 2020Thế vận hội Tokyo 2020 đẩy giờ thi chạy bộ lên sớm hơn để tránh nắngNhật Bản trở lại đường đua công nghệ thông qua Thế vận hội Tokyo 2020Nhật Bản thu gom kim loại tái chế để làm huân chương cho thế vận hội Tokyo 2020Thế vận hội Tokyo 2020: Thời tiết khắc nghiệt sẽ là “vấn đề nghiêm trọng”

Ba mẫu huy chương được sử dụng tại Olympic 2020. Ảnh: CNN

Bề ngoài của chúng trông giống những viên sỏi, đường kính rộng 8,5 cm, dày 12,1 mm. Cũng như các kỳ Olympic gần đây, mặt trước của huy chương được tạc hình nữ thần chiến thắng Nike trong thần thoại Hy Lạp. Nhưng tại Olympic Tokyo 2020, người ta sẽ dùng vàng, bạc và hợp kim đồng thiếc được lấy từ các thiết bị điện tử cũ do người dân quyên góp để đúc huy chương. 

Chủ nhân của ý tưởng thiết kế trên chính là anh Junichi Kawanishi. “Tôi chưa từng nghĩ đến việc mẫu thiết kế của tôi, chỉ là một vật kỷ niệm trong sự kiện để đời này, cuối cùng lại được chọn. Với những vòng tròn tỏa sáng, tôi hy vọng chiếc huy chương sẽ được coi là sự tôn vinh cho những nỗ lực của các vận động viên, niềm vinh quang của họ và tượng trưng cho tình bằng hữu”, anh Kawanishi chia sẻ.

Theo quy định của Ủy ban Olympic Quốc tế, huy chương bạc tối thiểu phải chứa 92,5% bạc. Trong khi đó, huy chương vàng thực chất chủ yếu làm từ bạc, cần chứa ít nhất 6 gram vàng nguyên chất. 

Năm 2017, Ủy ban tổ chức Tokyo 2020 đã phát động chiến dịch “Huy chương của mọi người”, kêu gọi người dân quyên góp các thiết bị điện tử cũ không sử dụng để lấy kim loại đúc huy chương. Giới chức các địa phương đã nhận được gần 79.000 tấn điện thoại và thiết bị điện tử cũ sau chiến dịch kéo dài tháng 4/2017 đến tháng 3/2019.

Ban tổ chức đã thu được 32 kg vàng từ chiến dịch "Huy chương của mọi người". Ảnh: CNN 

Những huy chương này sẽ được trao cho các vận động viên thắng cuộc trong kỳ thi Olympic và Paralympic khai mạc lần lượt vào t

Tổng cộng, chương trình đã thu được 32 kg vàng, 3.500 kg bạc cùng 2.200 kg đồng và kẽm. Sẽ có xấp xỉ 5.000 chiếc huy chương được sản xuất trong kỳ thế vận hội năm tới. 

Để chuẩn bị cho sự kiện thể thao tầm quốc tế diễn ra suôn sẻ, chính quyền thành phố Tokyo đã phát động chương trình thử nghiệm “Telework” khuyến khích một lực lượng lao động tương đương với lượng du khách đến Olympic làm việc tại nhà trong ít nhất hai tuần kể từ ngày 24/7/2019.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản hy vọng sẽ có trên 600.000 công nhân viên của 3.000 công ty tham gia kế hoạch thử nghiệm này. Hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo vốn nổi tiếng toàn thế giới về độ tấp nập với trung bình 3,64 triệu lượt hành khách di chuyển qua nhà ga Shinjuku của thành phố mỗi ngày. 

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản và chính quyền thành phố Tokyo đã nhất trí tăng phí đường bộ trên tuyến đường cao tốc nội đô nhằm giảm bớt các phương tiện giao thông vào ban ngày và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển các vận động viên và hàng hóa trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Hè từ ngày 24/7 đến 9/8/2020, tiếp đến là Paralympic Games diễn ra từ ngày 25/8 đến 6/9/2020. 

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050

TIN MỚI

Return to top