Thể thao trong nước
CLB BÓNG ĐÁ HUẾ MÙA GIẢI HẠNG NHẤT 2019:

Trụ hạng thôi đã khó

ClockThứ Bảy, 23/03/2019 12:32
TTH - Rất nhiều vị trí chủ chốt ở đội hình 1 chia tay đội bóng, trong khi lứa cầu thủ kế cận chưa thể hiện đủ độ chín để chơi tại giải hạng Nhất mùa này khiến người hâm mộ đang rất lo âu cho CLB bóng đá Huế.

CLB bóng đá Huế khủng hoảng lực lượng trầm trọng ở mùa giải 2019CLB bóng đá Huế & nguy cơ “trụ hạng thành công”

Hà Nội B và bây giờ là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (áo vàng) - một trong những  đội bóng đầy tham vọng và thực lực tại mùa giải hạng Nhất 2019

Hà Nội B và bây giờ là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (áo vàng) - một trong những đội bóng đầy tham vọng và thực lực tại mùa giải hạng Nhất 2019

1 - Từng có thời gian rất dài, người hâm mộ và cả CLB bóng đá Huế luôn nghĩ về mục tiêu lẫn quyết tâm có mặt ở sân chơi V-League. Và mỗi khi không hiện thực hóa được giấc mơ, người hâm mộ lại bày tỏ thất vọng đi kèm những trách móc, chê bai. Nghĩa là thời điểm ấy - nếu như bỏ qua vấn đề kinh phí - bóng đá Huế đủ sức góp mặt ở sân chơi cao nhất của bóng đá Việt Nam.

Nhưng rồi khoảng vài ba mùa giải gần đây, ước mong ấy dường như “lắng” xuống, thay vào đó là những lo âu khi mà không chỉ với người hâm mộ mà chính Trưởng đoàn bóng đá Huế - Đoàn Phùng không ít lần nhận định: “Tình hình như thế này thì trụ hạng đã là thành công”. Và, chuẩn bị bước vào mùa giải hạng Nhất 2019, lo lắng của ông Phùng thêm lần nữa xuất hiện.

Từ niềm tin có thể góp mặt ở V-League đến lo âu không biết có trụ hạng nổi hay không cứ lặp đi lặp lại, phải chăng là dấu hiệu báo trước về một cuộc thoái trào của bóng đá Huế?!

Người hâm mộ Cố đô vẫn đang dõi theo những chuyển động của đội bóng con cưng

2 - Không phủ nhận, bất kể kinh phí hạn hẹp, hệ thống đào tạo trẻ của bóng đá Huế khá chất lượng. Dù vẫn còn khoảng cách nhất định so với những trung tâm lớn, như Hoàng Anh Gia Lai, PVF, T&T Hà Nội…, nhưng Huế luôn là đối trọng với các đội bóng lớn tại các giải trẻ.

Dẫu vậy, sân chơi trẻ và sân chơi hạng Nhất là 2 cấp độ hoàn toàn khác hẳn. Nếu theo dõi một số trận đấu, điều người hâm mộ cảm thấy thiếu ở những chân sút trẻ Cố đô không phải là chuyên môn, kỹ thuật, mà là tâm lý, bản lĩnh trận mạc.

Giải quyết vấn đề nhân sự mùa giải mới khi hàng loạt chân sút trụ cột ra đi, Trưởng đoàn bóng đá Huế  - Đoàn Phùng đưa ra giải pháp “đôn những chân sút trẻ, đồng thời mượn quân từ các CLB Viettel, Sông Lam Nghệ An… để bổ sung cho đủ quân số”. Tuy nhiên, ngoài kinh nghiệm chinh chiến chưa dày dặn, thì “của mượn” làm sao bằng “của mua”- trong khi ngân sách dành cho bóng đá Huế lại không có “đột biến” đáng kể.

Cũng như những mùa bóng trước, CLB bóng đá Huế sẽ tham gia 2 sân chơi: hạng Nhất và cúp Quốc gia. Cũng như mọi năm, cúp Quốc gia gần như là “sân phụ”, bởi với tiềm lực của mình, Huế không thể bung sức cho cả 2 mặt trận. Vấn đề ở đây, cúp Quốc gia lại là nơi lý tưởng để cầu thủ Huế tăng cường cọ xát, trui rèn bản lĩnh trận mạc khi ngoài những đội bóng cùng cấp độ còn có không ít đối thủ đến từ V-League.

Mùa giải hạng Nhất 2019 có 12 đội tham dự, cạnh tranh 1,5 vé thăng hạng và tránh 1 vé rớt hạng. Giải khai mạc ngày 5/4, với các cặp đấu ở vòng 1: Tây Ninh - Hồng Lĩnh Hà Tĩnh; Huế - Cần Thơ; Phố Hiến - Bình Phước; Long An - Đắk Lắk; Phù Đổng - An Giang và Bình Phước - Đồng Tháp.

3 - Mừng là với tài chèo chống của Trưởng đoàn bóng đá Huế - Đoàn Phùng, bên cạnh Trần Thành có thể đảm trách vai trò của Võ Lý trên hàng công bất chấp chân sút này từng có thời gian xuống phong độ, đội hình của CLB bóng đá Huế đã có những bổ sung chất lượng, như: Nguyễn Hữu Thắng, Trần Danh Trung (trong danh sách tuyển U22 Việt Nam thuộc biên chế Viettel), Nguyễn Viết Nguyên (Sông Lam Nghệ An) cùng gần 10 chân sút khác đến từ CLB Viettel, U21 Sông Lam Nghệ An…

Những bổ sung nói trên giúp người hâm mộ phần nào yên tâm về nhân sự, tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, có quá nhiều cầu thủ đến từ nhiều “nguồn” khác nhau, liệu sự ăn ý trên sân cỏ sẽ giải quyết như thế nào khi mà bóng đá là môn thể thao đề cao tính tập thể? Và kể cả khi đầu năm 2019, tân HLV Phạm Văn Trí cùng các học trò có chuyến cọ xát ở giải giao hữu tổ chức tại Tây Ninh thì liệu chừng đó có đủ đem về sự gắn kết giữa các vị trí như mong muốn.

Mùa giải hạng Nhất 2019 được xem là mùa bóng rất cam go với CLB bóng đá Huế khi các đội bóng góp mặt đều là những cái tên có đủ thực lực, truyền thống lẫn tham vọng. Trong khi đó, với những bất cấp như hiện tại, để đảm bảo một suất trụ hạng đã là vấn đề khó khăn với CLB bóng đá Huế.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Chờ đến... dài cổ!

Cùng với CLB Huế đang thi đấu ở Giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Thể Công - Viettel ở sân chơi V. League nhận được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ Cố đô, bởi ở đội bóng này có bộ đôi cầu thủ gốc Thừa Thiên Huế là Hữu Thắng và Danh Trung.

Chờ đến  dài cổ
Khóc nhiều & cười ít

Cũng bởi tính ganh đua căng thẳng nên V. League 2023 - 2024 trở lại với các trận đấu của vòng 9 cuối tuần qua đã có đến 4 đội bóng thay đổi vị trí chiếc ghế nóng. Họ hy vọng “đổi thầy” để qua đó “đổi vận” chạy trốn suất rớt hạng đang treo lơ lửng hay đơn giản, không thỏa mãn với thành tích đang có.

Khóc nhiều  cười ít
Return to top