ClockThứ Tư, 07/08/2019 21:18

ASEAN kêu gọi hành động kịp thời để chống cháy rừng và ô nhiễm khói mù

TTH - Tham dự Hội nghị lần thứ 21 Tiểu ban chỉ đạo cấp bộ trưởng về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới trong Tiểu vùng Mekong (MSC 21) diễn ra tại Brunei, các quan chức môi trường từ Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và nước chủ nhà Brunei lên tiếng kêu gọi cần có hành động kịp thời từ các cơ quan liên quan ở cấp quốc gia và khu vực trong khối ASEAN để ngăn chặn cháy rừng và ô nhiễm khói mù.

Đông Nam Á: Khói mù dẫn đến các ca nhập viện do vấn đề hô hấp

Cháy rừng ở gần làng Bokor, tỉnh Riau, Indonesia. Ảnh: Reuters

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Phát triển Brunei Haji Suhaimi cho rằng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới là một vấn đề kéo dài và tái diễn đối với các nước ASEAN, làm ảnh hưởng đến khu vực này trong suốt hơn hai thập kỷ qua.

"Vấn nạn này là rõ rệt và đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, y tế, du lịch, giao thông và các hoạt động kinh tế xã hội khác ở một số quốc gia trong ASEAN", Bộ trưởng Suhaimi nhấn mạnh.

Được biết, khu vực này đặt mục tiêu sẽ đạt được một ASEAN không có khói mù vào năm 2020.

Theo Trung tâm Khí tượng chuyên ngành ASEAN (ASMC), điều kiện thời tiết khô và ấm hơn dự kiến sẽ diễn ra ở khu vực phía nam ASEAN trong thời gian từ tháng 8 - tháng 10/2019. Kiểu thời tiết bất lợi này có thể dẫn đến sự gia tăng các “điểm nóng” và làm tăng nguy cơ xảy ra khói mù xuyên biên giới trong khu vực.

Trong bối cảnh đó, ông Suhaimi cho rằng để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có các hành động và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động thông qua các nỗ lực quốc gia, cùng với sự  hợp tác khu vực và quốc tế giữa các ngành và các bên liên quan.

Trong thông cáo báo chí được đưa ra tại cuộc họp, các quốc gia MSC cam kết sẽ cảnh giác và theo dõi, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực ngăn chặn để giảm thiểu sự xuất hiện của khói mù xuyên biên giới trong kiểu thời tiết khô hanh.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Xinhuanet)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top