ClockThứ Ba, 16/04/2024 14:21

Hành động vì động vật hoang dã

TTH - Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dãPhát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dãHoàn thiện sổ tay bảo vệ động vật hoang dã

Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã thu hút nhiều cơ quan, đơn vị và người dân tham gia 

Mới đây, UBND TP. Huế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học và Đơn vị thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học WWF - Việt Nam tổ chức lễ phát động Chiến dịch hành động vì ĐVHD. Hoạt động trên đã thu hút hàng trăm người dân tham gia nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng cường sự tham gia và ủng hộ của chính quyền địa phương, đơn vị chức năng và cộng đồng với hoạt động bảo tồn ĐVHD và đa dạng sinh học, từ đó giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ ĐVHD trong thiên nhiên.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, ĐVHD là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người đang sinh sống, là tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, là một mắt xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra. Sự tồn tại của thế giới động vật tác động không nhỏ đến sự cân bằng hệ sinh thái, duy trì môi trường sống trong lành cho con người.

Qua khảo sát, Việt Nam là 1 trong 12 trung tâm đa dạng sinh học, 1 trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất trên toàn cầu với các nguồn gen quý, hiếm. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái về đa dạng sinh học cùng với những thách thức khác như ô nhiễm môi trường, nguồn nước, đất đai, rác thải nhựa và những ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu. Theo đó, nhiều loài động vật quý, hiếm đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Và các loài ĐVHD đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, săn bắt và khai thác quá mức.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trần Song, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái nói trên là do nhận thức của người dân trong việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại ĐVHD, nguy cấp, quý hiếm còn nhiều hạn chế. Vì vậy, thời gian tới thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Trong đó, yêu cầu người dân toàn thành phố, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng chung tay hành động vì ĐVHD; cán bộ, công chức của các cơ quan/đơn vị thuộc thành phố và cơ quan/đơn vị đóng trên địa bàn thành phố tăng cường trách nhiệm nêu gương bằng những hành động thiết thực, cụ thể, cam kết không tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ ĐVHD trái phép. Ngoài ra, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố cam kết không buôn bán thịt thú rừng và các sản phẩm từ ĐVHD trái phép, đồng thời tất cả người dân không tham gia vào hoạt động săn, bắt, nuôi nhốt, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo và tiêu thụ ĐVHD trái phép.

Bài, ảnh: Ngọc Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

TIN MỚI

Return to top