ClockThứ Tư, 31/08/2016 05:56

Còi xe và ý thức người dùng

TTH - Còi là bộ phận không thể thiếu trong quy chuẩn thiết kế của phương tiện giao thông. Song việc dùng còi sao cho hợp lý, có văn hóa là đáng bàn.

Nhiều người tỏ ra khó chịu bởi tiếng còi xe mỗi lần tắc đường

Gần đây, lượng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô cá nhân ở Huế liên tục tăng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Mỗi khi lưu thông trên đường, người tham gia giao thông không chỉ phải chịu áp lực bởi khói bụi, cảnh tắc đường mà còn phải hứng chịu tiếng ồn của động cơ và còi xe.

Không ít du khách nước ngoài lần đầu tiên đến Huế bỡ ngỡ bởi cảnh các chủ phương tiện ô tô, xe máy thoải mái bấm còi xe trong thành phố, ngay cả khi không có vật cản trở nào phía trước. Đang cố chen ra khỏi dòng người đông đúc ở cửa Đông Ba, một du khách Philipine cho biết: “Còi xe thường chỉ để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Nhưng tại Huế, đa phần người tham gia giao thông sử dụng còi xe để cố gắng vượt lên phương tiện phía trước mỗi khi gặp tình huống mật độ phương tiện quá đông. Không giống như ở Lào rất ít người sử dụng còi xe, giao thông của họ cũng tốt”.

Theo Nghị định 46/2016 vừa có hiệu lực, đối với những trường hợp ô tô vi phạm quy định về sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng bị xử phạt từ 100-200 nghìn đồng; các phương tiện xe máy bị xử phạt từ 80-100 nghìn đồng. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư.

Còi xe là một công cụ hỗ trợ người tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhiều người tham gia giao thông tùy tiện sử dụng còi xe mọi nơi mọi lúc. Lý giải nguyên nhân của việc thường xuyên sử dụng còi xe, đa phần lái xe cho rằng do lưu lượng phương tiện đông đúc, sử dụng còi xe sẽ khiến các phương tiện khác nhường đường. Hành vi này không chỉ vi phạm các quy định của luật giao thông về sử dụng còi xe mà còn phản ánh cách hành xử thiếu tôn trọng những người tham gia giao thông khác trên đường.

Sử dụng còi xe không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác mà còn thể hiện văn minh của người dân đô thị. Những tiếng còi tưởng như vô hại, nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng cho người tham gia giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn do giật mình khi nghe tiếng còi quá to của ô tô, xe máy. Chính vì vậy, việc sử dụng còi xe hợp lý cũng là một nét văn hóa, là ý thức của mỗi cá nhân trong xã hội cần được quan tâm, góp phần tạo môi trường sống lành mạnh, thanh bình..

Để ngăn chặn tình trạng bấm còi tùy tiện, ngoài việc tăng cường kiểm tra, xử phạt của lực lượng chức năng, điều quan trọng là cần giáo dục, thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông trong việc sử dụng còi xe như là một cách thể hiện hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông.

Bài, ảnh: Hoài Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách

TIN MỚI

Return to top