ClockChủ Nhật, 21/04/2024 15:51

Nhà vườn Huế: Sự liên kết giữa con người với thiên nhiên một cách “ẩn tàng”

TTH.VN - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, nguyên Phân Viện trưởng Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế đã nhận định như thế về câu chuyện nhà vườn Huế diễn ra sáng 21/4 tại không gian An Nhiên Garden (phường Phú Thượng, TP. Huế).

Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ HuếĐạo hiếu trong nhà vườn xứ HuếTăng giá trị nhà vườn

 Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông chia sẻ quan điểm của mình tại tọa đàm

Tọa đàm có chủ đề “Lắng nghe quá khứ cảnh quan vườn Huế” với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc sư cũng như chủ nhân các ngôi nhà vườn, người yêu cảnh quan vườn Huế. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cũng đến dự.

Nhà vườn Huế là một phần giá trị tạo nên diện mạo “bài thơ đô thị” Huế, nó hàm chứa những giá trị độc đáo ở nhiều lĩnh vực như văn hóa, kiến trúc, lịch sử, triết học, tôn giáo, nghệ thuật.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông cho rằng, khác với những khu vườn ở miền bắc hay miền nam, vườn miền Trung mà cụ thể là Huế được tồn tại trên một dải đất hẹp và dốc. Điều này tạo nên một dạng sinh cảnh vườn rừng, vườn dốc, vườn tạp… Ở trong khu vườn ấy, nó như một cánh rừng bách thảo với đủ giống loài, đa lĩnh vực từ thực phẩm, đồ uống, gia vị, dược liệu, cây tín ngưỡng…

Trong đó, ngôi nhà chính ở trong khuôn viên có vai trò vô cùng quan trọng được xem là không gian lễ nghi “thống trị” không gian cư trú. Thông thường, ngôi nhà chính một hoặc ba gian hai chái, chúng có thể nằm trong tổ hợp kiến trúc hình chữ đinh, chữ công hay chữ  khẩu.

Cũng theo ông Thông, vườn Huế còn là nơi chứng kiến sự đối đãi tuyệt đẹp của thế giới người sống, người chết và cây xanh. Dẫn chứng cụ thể đó là việc chôn cất người thân mất trong vườn và xem đó là một đơn nguyên ấm áp trong tổ hợp kiến trúc của đại gia đình. Ông gọi mối quan hệ này “đã tạo nên những mối dây cảm thông vô hình”.

 Lối dẫn vào nhà vườn An Hiên với nhiều cây trái xanh mát

Trong khi đó, PGS.TS.KTS. Nguyên Hạnh Nguyên - Viện phó Viện Thiết kế và Kinh doanh Sáng tạo thuộc Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã so sánh vườn Huế với vườn của các quốc gia nổi tiếng trên thế giới như Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Trung Quốc để từ đó đặt câu hỏi rằng: “vườn Huế có thể trở thành vườn đặc trưng của vườn Việt?”.

Theo góc nhìn của vị chuyên gia này, vườn Huế có những đặc điểm nổi bật của cảnh quan đó là sự hòa quyện với thiên nhiên, bố cục cân đối, sự riêng tư và kín đáo, yếu tố nước trong khu vườn, gắn kết với kiến trúc xung quanh, có tính tâm linh, thể hiện được tâm hồn, tình cảm và triết lý sống.

Bên cạnh nhìn nhận vai trò, giá trị quan trọng của nhà vườn Huế trong đời sống hiện nay, các chuyên gia cũng cho rằng cần có những chính sách quyết liệt hơn nữa trong việc bảo tồn những ngôi nhà ấy trước nguy cơ “biến mất” như đã từng xảy ra.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

TIN MỚI

Return to top