ClockThứ Hai, 22/04/2024 05:07

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

TTH - Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Phong trào Ngày Chủ nhật xanhKhông chỉ giữ bình yên, mà còn phải xanh, sạch, đẹpLan tỏa tinh thần “Vì một Huế xanh” Lan tỏa lối sống xanhSinh viên Đại học Huế lan tỏa “Ngày Chủ nhật xanh”

Người dân xã Hương Sơn tham gia dọn dẹp vệ sinh hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh. Ảnh: Minh Nguyên 

Đồng loạt hưởng ứng

60 phút tham gia quét dọn cơ quan, công sở vào chiều thứ sáu và 60 phút quét dọn, thu gom rác thải, trồng hoa tại nơi sinh sống vào thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần lâu nay đã trở thành thói quen của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông.

Theo anh Đinh Ngọc Dũng (thị trấn Khe Tre), giữ gìn nơi làm việc sạch đẹp trước hết là tạo nên môi trường lành mạnh, giúp bản thân có hứng thú hơn trong công việc. Còn với nơi ở, chung tay cùng bà con xóm giềng dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa, cây cảnh chính là góp phần xây dựng môi trường sống lý tưởng cho gia đình, người thân và bạn bè.

“Nếu như đã mang lại nhiều lợi ích như vậy thì mỗi người dân đều sẵn sàng chia sẻ, chung tay và góp sức để phong trào ngày càng được nhân rộng. Ngày Chủ nhật xanh là cơ hội để mỗi cá nhân, mỗi tập thể thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với toàn xã hội”, anh Dũng chia sẻ.

Theo thông tin từ UBND huyện Nam Đông, năm 2023, các cơ quan, trường học đã tổ chức hơn 750 đợt, với 15.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động, như: Làm vệ sinh, chỉnh trang sân vườn, phòng làm việc, lớp học; tổ chức trồng cây xanh, xây dựng các bồn hoa, vườn hoa vào thứ Sáu hàng tuần gắn với phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, “Nét đẹp văn hóa học đường”, “Trường học xanh - sạch - sáng”.

Với khối xã và thị trấn, các địa phương hàng tuần đăng ký lịch thực hiện tại thôn, tổ dân phố, điểm công cộng. Đồng thời, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia các công trình, phần việc mang lại hiệu quả thiết thực, như: Ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, bóc tách quảng cáo rao vặt, lập lại trật tự vỉa hè, lề đường, phân làn giao thông, hướng dẫn, sắp xếp các phương tiện đậu, đỗ xe đúng quy định.

Nổi bật, các xã, thị trấn còn đẩy mạnh thực hiện phong trào “Mỗi tuần 1 tuyến đường xanh“; một số địa phương duy trì hàng tuần ra quân trồng mới, chăm sóc các tuyến đường hoa, tuyến đường xanh đã thực hiện. Một số địa phương đã triển khai vườn ươm cây xanh và duy trì hiệu quả. Theo thống kê, trong năm 2023, khối xã, thị trấn đã tổ chức ra quân 215 đợt, với hơn 7.200 lượt đoàn viên, hội viên và Nhân dân cùng tham gia.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (thứ 4 từ phải sang) thăm hỏi, động viên người dân Nam Đông tham gia hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh". Ảnh: UBND huyện Nam Đông 

Cụ thể hóa

Không chỉ lan tỏa đến đông đảo bà con nhân dân, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” tại vùng cao Nam Đông còn được các cấp, ngành và địa phương cụ thể thành những mô hình, hoạt động thiết thực và phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, đơn vị.

Trong năm 2023, toàn huyện Nam Đông tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện các mô hình như: Đường hoa nông thôn mới; Mỗi cá nhân - một cây xanh; Mỗi hố rác - một cây xanh; Nói không với túi ni lông sử dụng 1 lần; thực hiện phân loại rác tại nguồn...

Nổi bật, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội trong toàn huyện đã chỉ đạo các đơn vị triển khai 53 tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn” trên toàn địa bàn. Đồng thời, các địa phương cũng huy động nguồn lực xã hội hóa lắp đặt điện chiếu sáng trên các trục đường liên thôn, xóm với tỷ lệ đạt hơn 85%. Hay với phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 1 lần”, toàn huyện Nam Đông tập trung đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng nhận thức và thay đổi hành vi, thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp còn triển khai tuyên truyền hội viên thực hiện mô hình “Dùng giỏ nhựa đi chợ” và thực hiện mô hình 13 ngôi nhà Xanh phân loại rác tái chế tại các điểm công cộng.

Anh Hoàng Kim Gia Bảo, Phó Bí thư Phụ trách Huyện đoàn Nam Đông cho biết, năm vừa qua tuổi trẻ huyện nhà đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” như: Trao tặng 1 tuyến đường xanh tại Lễ khởi động Tháng thanh niên; phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường, Chiến dịch ra quân tình nguyện Hè năm 2023 và Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 tại xã Thượng Lộ; tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ sáng tạo với môi trường với chủ đề giải pháp cho ô nhiễm nhựa năm 2023”...

Đại diện UBND huyện Nam Đông cho biết, quan trọng nhất là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội đối với công tác bảo vệ môi trường; huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đưa phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” thấm sâu vào trong tư tưởng, tạo thành nếp sống văn hóa, thành thói quen và trở thành ý thức tự giác trong mỗi người dân.

Thời gian tới, toàn huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án Ngày Chủ nhật xanh gắn với Chỉ thị 24 và Chỉ thị 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm tạo thói quen, nâng cao ý thức, trách nhiệm đến mỗi người dân. Trong đó, xác định người dân là chủ thể trong các phong trào, mô hình xanh, sạch, sáng.

Đối với các xã, thị trấn, UBND huyện chỉ đạo đẩy mạnh vận động Nhân dân chủ động phát huy hiệu quả mô hình 60 phút sạch nhà đẹp ngõ, phong trào “Mỗi tuần một tuyến đường xanh”, phấn đấu đến cuối năm 2024 có 100% các tuyến đường được trồng cây xanh hoặc trồng hoa và tiến hành duy tu lại các tuyến đường ánh sáng nông thôn mới.

MINH NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top