Croatia đóng cửa biên giới, ngăn dòng người tị nạn
TTH.VN - Croatia hôm nay (18/9) đã quyết định đóng cửa biên giới đường bộ với Serbia, sau khi hàng nghìn người tị nạn Trung đông chuyển hướng tới quốc gia này.
|
|
Phát biểu trước báo chí, một quan chức cấp cao tại Zagreb cho biết, Chính phủ nước này không còn cách nào khác buộc phải đóng 7/8 cửa biên giới với Serbia, để ngăn chặn số người tị nạn ước tính lên tới 10.000 người đang tràn vào quốc gia này.
Được biết, dòng người tị nạn đã tập trung đổ về biên giới Croatia, sau khi Hungary đóng cửa biên giới với Serbia. Phóng viên BBC có mặt tại Zagreb cho biết, ban đầu Croatia dự kiến đưa khoảng hơn 1.000 người tới trại tị nạn nhưng kế hoạch đã bị phá sản khi đám đông đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Hôm qua (17/9), hàng rào cảnh sát chống bạo động của Croatia đã không thể ngăn chặn dòng người tị nạn tại thành phố biên giới Tovarnik. Đám đông chờ đợi nhiều giờ đồng hồ để đón những chuyến xe bus với mong muốn tới được khu vực phía bắc châu Âu. Tuy nhiên, họ đã phải thất vọng và bắt đầu xô xát với cảnh sát.
Đích thân Bộ trưởng Bộ Nội vụ Croatia - Ranko Ostojic phải lên tiếng kêu gọi người tị nạn ngưng hành động xâm nhập bất hợp pháp.
"Mọi người không nên đổ tới Croatia nữa. Hãy ở lại trại tị nạn tại Serbia, Macedonia hoặc Hy Lạp. Croatia không phải con đường để các bạn tới với châu Âu. Sẽ không có bất cứ chuyến xe bus nào chuyên chở người tị nạn tại Croatia. Tất cả chỉ là nói dối", Bộ trưởng Ranko Ostojic khẳng định.
Trong khi đó, Thủ tướng Croatia - Zoran Milanovic cũng tuyên bố, Croatia có rất ít khả năng tiếp nhận người tị nạn.
Trước đó, Hungary đã áp dụng biện pháp cứng rắn với người tị nạn. Cảnh sát được lệnh sử dụng vòi rồng, lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông. Hành động của Hungary đã bị các quan chức phụ trách nhân quyền của Liên hiệp quốc lên án gay gắt.
Cũng trong ngày hôm qua (17/9), phía Slovenia cũng cho biết, họ đã ngăn chặn một đoàn tàu chở theo người tị nạn tại biên giới Dobova với Croatia. "Trong số hơn 300 hành khách, khoảng 150 người không đáp ứng đủ giấy tờ cần thiết để được Slovenia tiếp nhận. Những người này sẽ buộc phải trở lại điểm xuất phát là Zagreb", một quan chức Slovenia cho biết.
Theo Vnmedia
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
- 60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe Biden (02/03)
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại (02/03)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược