Thế giới

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ lên đến mức “đáng báo động”

ClockThứ Năm, 25/04/2024 11:34
TTH.VN - Theo một báo cáo vừa được công bố sáng nay (25/4) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chi nhánh châu Âu, việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên đã lên đến mức “đáng báo động”. Từ đó, báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị về các biện pháp hạn chế.

Hội nghị kiểm soát thuốc lá toàn cầu nỗ lực ngăn chặn giới trẻ nghiện thuốc láMỹ cảnh báo y tế với hơn 2,5 triệu học sinh hút thuốc lá điện tửHơn 80 người Ấn Độ chết vì uống rượu lậuWHO: Người Nga uống rượu ít hơn và sống lâu hơn

 Hút thuốc lá gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Ảnh  minh họa: Getty Images 

Dữ liệu khảo sát từ 280.000 thanh niên ở độ tuổi 11, 13 và 15 tại châu Âu, Trung Á và Canada đã cho thấy một “bức tranh đáng lo ngại” về việc sử dụng chất gây nghiện trong giới trẻ, WHO nêu rõ và nhấn mạnh “hậu quả lâu dài của những xu hướng này là rất nghiêm trọng và các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua những phát hiện đáng báo động này”.

Báo cáo cho thấy 57% thanh niên 15 tuổi đã uống rượu ít nhất một lần, trong đó tỷ lệ uống rượu của nữ là 59%, so với 56% ở nam. WHO lưu ý rằng việc uống rượu nói chung đã giảm ở trẻ em trai trong khi lại tăng lên ở trẻ em gái . Với mức độ sử dụng rượu được định nghĩa là đã uống rượu ít nhất một lần trong 30 ngày qua, tỷ lệ này ở bé trai 11 tuổi là 8%, so với 5% ở bé gái. Nhưng ở tuổi 15, các trẻ em gái đã vượt qua các trẻ em trai, với 38% trẻ em gái cho biết đã say rượu ít nhất một lần trong 30 ngày qua, trong khi chỉ có 36% tré em trai có hành vi này.

WHO tại châu Âu – nơi tập hợp 53 quốc gia, cho biết “những phát hiện này nêu bật mức độ sẵn có và bình thường hóa của rượu và cho thấy nhu cầu cấp thiết về các biện pháp chính sách tốt hơn để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi tác hại do rượu gây ra”. Ngoài ra, 9% thanh thiếu niên cho biết đã từng “say rượu nặng” – tức đã say ít nhất hai lần. WHO cho biết, tỷ lệ này tăng từ 5% ở trẻ 13 tuổi lên 20% ở trẻ 15 tuổi, “chứng tỏ xu hướng lạm dụng rượu ngày càng gia tăng trong giới trẻ”.

Hậu quả nghiêm trọng

Báo cáo cũng đề cập đến tình hình đáng lo ngại khi việc sử dụng thuốc lá điện tử - thường được gọi là vape - ngày càng tăng trong thanh thiếu niên.

Trong khi việc hút thuốc đang giảm, với 13% trẻ em từ 11 - 15 tuổi đã hút thuốc vào năm 2022, thấp hơn 2 điểm phần trăm so với 4 năm trước đó, báo cáo lưu ý rằng nhiều người trong số này đã sử dụng thuốc lá điện tử - loại thuốc đã được thanh thiếu niên ở một số quốc gia sử dụng nhiều hơn cả thuốc lá điếu truyền thống. Khoảng 32% thanh niên 15 tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử và 20% cho biết đã hút loại thuốc lá này trong 30 ngày qua.

Trong một tuyên bố, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cảnh báo “việc sử dụng rộng rãi các chất có hại ở trẻ em tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Âu - và xa hơn nữa - là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”.

Trước bối cảnh đó, ông Kluge kêu gọi các biện pháp nhằm siết chặt thuốc lá điện tử, như tăng thuế, hạn chế về tính sẵn có và quảng cáo, cũng như lệnh cấm các chất tạo hương liệu trong thước lá điện tử. “Việc thực hiện các hành vi có nguy cơ cao trong những năm ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể hình thành hành vi của người trưởng thành, trong đó việc sử dụng chất kích thích khi còn nhỏ có liên quan đến nguy cơ nghiện cao hơn… Hậu quả là chính bản thân họ và xã hội phải trả những cái giá rất đắt”, báo cáo nêu rõ.

Trong khi đó, việc sử dụng cần sa đã giảm nhẹ với 12% thanh niên 15 tuổi đã từng sử dụng loại chất gây nghiện này, giảm 4% trong nhiều năm qua. Cuộc khảo sát HBSC (Hành vi sức khỏe ở trẻ em trong độ tuổi đi học) được WHO tiến hành 4 năm/lần, đánh giá hành vi sức khỏe của trẻ em ở độ tuổi 11, 13 và 15 tuổi, trong đó bao gồm một phần về tình hình sử dụng chất gây nghiện.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Vang ngọt Tin đăng bidv tuyển dụng Red Apron wine shop VietNam

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

Nền tảng đầu tư tác động y tế mới, một quan hệ đối tác mang tính bước ngoặt giữa các ngân hàng phát triển đa phương, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ giải quyết nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và chưa được phục vụ đầy đủ, qua đó giúp xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước các mối đe dọa.

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới
KHÓA HỌP 79 ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC:
WHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu

Tại các cuộc họp trong khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA79), sự kiện đang được tổ chức tại New York (Mỹ) từ ngày 20 - 30/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giải quyết những thách thức quan trọng về sức khỏe toàn cầu, đồng thời đầu tư vào sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

WHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu
Return to top