ClockThứ Sáu, 08/03/2019 07:45

Gắn kết sản xuất với tiêu thụ

TTH - Ở huyện Quảng Điền đang diễn ra tình trạng, người nông dân trồng nghệ theo dự án, thu hoạch về hơn chục ngày mà cơ sở chế biến vẫn chưa thu mua khiến nghệ hư hỏng, hao hụt.

Đầu tư để gắn kếtGắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Cũng may, đây chỉ là lý do khách quan do tiến độ lắp đặt nhà máy chế biến bị chậm và cơ sở sẽ tiến hành thu mua đúng theo cam kết. Đằng sau câu chuyện này là bài học, khi HTX triển khai dự án đã không ký hợp đồng thu mua, giá cả bằng văn bản với đơn vị bao tiêu sản phẩm để làm cơ sở pháp lý mà chỉ thỏa thuận bằng miệng, dựa vào lòng tin với cơ sở chế biến. Đây cũng là một trong những hạn chế trong sản xuất nông sản hàng hóa, khiến không ít nông dân lao đao, thậm chí trắng tay…

Sản xuất nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng không cao, nhưng vẫn là một "trụ cột" quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Không chỉ giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, con số trên 40 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, với thặng dư thương mại khoảng 8,72 tỷ USD của năm 2018 cũng đủ thấy đóng góp và triển vọng to lớn của ngành nông nghiệp.

Tuy đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng thực trạng sản xuất, tiêu thụ nông sản ở nước ta thời gian qua đang còn nhiều bất cập. Điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa cứ lặp đi lặp lại và với rất nhiều loại nông sản. Mới đây nhất, ngày 19/2 vừa qua, Chính phủ phải tổ chức hội nghị để “cứu” ngành lúa gạo khi giá lúa xuống quá thấp, khó tiêu thụ. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, “giải cứu” không phải là biện pháp lâu dài. Vấn đề lâu dài là cung - cầu, gắn sản xuất với tiêu thụ, đầu ra.

Nguyên nhân tình trạng trên được phân tích, chỉ rõ tại rất nhiều diễn đàn. Đó là sản xuất thiếu quy hoạch, chạy theo phong trào; sản xuất không gắn với nhu cầu thị trường; thiếu sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ; chất lượng sản phẩm thấp, không truy xuất được nguồn gốc nên không thể vào các kênh phân phối hiện đại hoặc xuất khẩu…

Tại diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019” được tổ chức ngày 5/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ những giải pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Đó là việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, HTX; xây dựng các mô hình theo chuỗi; nâng cao năng lực chế biến, bảo quản; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại…

Trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, được định hướng sản xuất theo 3 trục sản phẩm chủ lực: sản phẩm chủ lực quốc gia; sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý. Nhìn lại quy mô sản xuất, chủng loại nông sản, trước mắt, Thừa Thiên Huế phù hợp tập trung đầu tư phát triển 2 nhóm sản phẩm cấp tỉnh và đặc sản địa phương. Để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển, việc cần làm từ cơ sở là đánh giá lại tiềm năng, thế mạnh và lựa chọn các sản phẩm chủ lực phù hợp.

Hiện nay, tỉnh đang triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩn (OCOP), với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Trong đó, các loại nông thủy sản được nhiều địa phương chọn đưa vào chương trình. Nếu làm tốt, sẽ tạo tiền đề cho việc thay đổi tư duy trong việc tổ chức lại sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản phẩm, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững và nâng tầm nông sản Việt.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top