Thế giới

Hoạt động sản xuất ở châu Á phục hồi không đồng đều trong tháng 3

ClockThứ Ba, 02/04/2024 13:13
TTH - Hoạt động sản xuất của châu Á đã vẽ nên một bức tranh không đồng đều trong tháng 3 khi số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng suy giảm ở một số nơi giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu vẫn yếu, trong khi một số nơi khác lại cho thấy sự phục hồi.

Châu Á sẽ thúc đẩy nhu cầu khí đốt toàn cầu trong năm 2024Nhu cầu của Trung Quốc thúc đẩy sự phục hồi và đa dạng hoáChâu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu sự phục hồi toàn cầu trong bối cảnh gián đoạn vào năm 2023

 Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất ôtô Motomachi của Toyota ở Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Cuộc khảo sát do S&P Global và Au Jibun Bank công bố ngày 1/4 cho thấy, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Hàn Quốc và Việt Nam - các trung tâm sản xuất của khu vực, trong tháng 3 đã giảm trở lại, ngay cả khi các số liệu về thương mại giữa Đài Loan và Nhật Bản chứng kiến sự cải thiện.

Dữ liệu này được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc báo cáo hoạt động sản xuất mở rộng lần đầu tiên kể từ tháng 9/2023 - dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần ổn định.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ADB, CNA & Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi ngành công nghiệp, tạo đà tăng trưởng

Chỉ số phát triển công nghiệp IIP tăng so với cùng kỳ, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng khá cao đã tạo ra chỉ dấu tốt.

Phục hồi ngành công nghiệp, tạo đà tăng trưởng
Chợ Khe Tre hoạt động trở lại sau vụ cháy

Sáng 12/7, đại diện UBND huyện Nam Đông cho biết, chợ Khe Tre đã hoạt động trở lại sau hơn 7 tháng tạm dừng để thi công, sửa chữa khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn xảy ra vào tháng 12/2023.

Chợ Khe Tre hoạt động trở lại sau vụ cháy
Các nước châu Á đang phát triển chứng kiến sự gia tăng về đầu tư xanh

Theo báo cáo Đầu tư Thế giới mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD), các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á là nơi tọa lạc của 60% “siêu dự án” trên thế giới. Báo cáo của UNCTAD cũng nêu bật sự gia tăng đáng kể về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, trong đó đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và chuyển dịch xanh có mức tăng trưởng đáng ghi nhận.

Các nước châu Á đang phát triển chứng kiến sự gia tăng về đầu tư xanh
Return to top