ClockThứ Năm, 11/04/2024 06:12

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

TTH - Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ caoỨng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

 Nhiều chính sách hỗ trợ kích thích phát triển trồng lúa ứng dụng công nghệ cao

Nhiều chính sách hỗ trợ

Nhiều khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, đó là nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, cháy rừng, sự biến động của thị trường và sự biến chuyển xu thế tiêu dùng theo hướng xanh, bền vững. Trước những nguyên nhân khách quan này, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải liên tục đổi mới công tác quản lý để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra.

Những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp thiết thực. Trong đó đã tập trung cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn (hữu cơ, VietGAP…). Ưu tiên phát triển nhóm các sản phẩm chủ lực quốc gia như: Lúa chất lượng cao, tôm, thịt lợn và gia cầm, nhóm các sản phẩm chủ lực của tỉnh như thủy sản vùng đầm phá, sen, thanh trà, dược liệu và các sản phẩm OCOP. Đồng thời, cơ cấu lại trên từng lĩnh vực của ngành theo hướng đối tượng nào có lợi thế, có dư địa phát triển thì tập trung chỉ đạo, tập trung chính sách để hỗ trợ phát triển đối tượng đó.

 Nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, song doanh nghiệp vẫn e dè đầu tư

Để nông nghiệp tỉnh có bước phát triển đột phá, đúng theo định hướng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 20 và 30 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2025, trong đó trọng tâm là hỗ trợ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Nội dung của các Nghị quyết ngoài quy định các chính sách đặc thù của tỉnh đã lồng ghép một số chính sách của Trung ương như: Chính sách hỗ trợ tín dụng theo Nghị định 57 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 98 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 109 về nông nghiệp hữu cơ.

Tận dụng ưu đãi, thu hút đầu tư

Các chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chăn nuôi trang trại, hữu cơ; sản xuất giống chất lượng cao; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm gồm 10 nội dung hỗ trợ trong hàng rào: Trồng trọt, thủy sản công nghệ cao; sản xuất giống lợn, giống gà; chăn nuôi trang trại đối với lợn, bò, gà; chăn nuôi lợn hữu cơ; sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô, túi bầu hữu cơ, giống cây lâm nghiệp bản địa, giống cây ăn quả; sản xuất giống thủy sản; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Định mức hỗ trợ cho mỗi nội dung là 50% trên tổng mức đầu tư, tối đa không quá từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng tùy theo từng loại hình và quy mô thực tế. Đơn cử, trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi quy mô vừa không quá 500 triệu đồng; chăn nuôi quy mô lớn, sản xuất giống lợn, gia cầm quy mô vừa không quá 1 tỷ đồng, sản xuất giống lợn quy mô lớn không quá 1,5 tỷ đồng. Nếu các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ theo 10 nội dung trên mà chưa có đường giao thông, điện, nước thì được hỗ trợ thêm phần đường, điện, nước, tối đa 200 triệu đồng đối với đường, 100 triệu đồng đối với điện, 50 triệu đồng đối với nước.

Ngoài ra, theo Nghị định 98 còn hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, gồm: Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, không quá 200 triệu đồng/dự án; hỗ trợ đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ liên kết, hỗ trợ 30% tổng kinh phí và tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, hỗ trợ từ 50-70% (70% đối với miền núi và xã bãi ngang) tổng kinh phí và tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án; kinh phí chuyển giao quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, hỗ trợ 40% và tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án; hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 23 cơ sở đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã được hỗ trợ, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 7,3 tỷ đồng. Các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện hỗ trợ các nội dung thuộc thẩm quyền cấp huyện với kinh phí khoảng 14 tỷ đồng. Các cơ sở sản xuất sau khi được nhận hỗ trợ đã tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất và đạt kết quả cao về năng suất, giá trị nông sản, khẳng định hiệu quả của chính sách trong việc khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy vậy, với con số hơn 20 cơ sở đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được hỗ trợ thì vẫn còn quá ít so với dư địa, tiềm năng để phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.

Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT chia sẻ, để tăng cường vai trò "bà đỡ" của Nhà nước, nhân rộng các mô hình được hỗ trợ tại các địa phương, ngành nông nghiệp tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung các nghị quyết với các chính sách hỗ trợ cụ thể đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân và đặc biệt là các bạn trẻ, các startup có dự định đầu tư nông nghiệp công nghệ cao có thể nghiên cứu đầu tư các nội dung phù hợp.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

Nhờ được vay vốn chính sách để tập trung phát triển nghề làm ruốc, nước mắm, gia đình bà Bùi Thị Vấn (thôn Cự Lại Trung, xã Phú Hải, Phú Vang) ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn.

Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Quang Huy – Đơn vị uy tín sản xuất thiết bị và thi công bếp nhà hàng, quán ăn

Trong hơn 15 năm hoạt động, Quang Huy đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thiết bị bếp công nghiệp tại Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng trong các lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối, công ty đã thực hiện thành công hàng trăm dự án thiết kế và thi công bếp công nghiệp trên toàn quốc. Những thành tựu này đã giúp Quang Huy cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, tối ưu hiệu suất và tiết kiệm chi phí.

Quang Huy – Đơn vị uy tín sản xuất thiết bị và thi công bếp nhà hàng, quán ăn
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt
Từng bước nâng cấp các tuyến đê phục vụ sản xuất

Nhiều tuyến đê sông, đầm phá trên địa bàn tỉnh xuống cấp, cao trình đỉnh đê thấp, không đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt khi có triều cường và lũ tiểu mãn. Ngoài trồng rừng ngập mặn “hộ đê”, từng bước nâng cấp các tuyến đê phục vụ sản xuất là yêu cầu cần thiết hiện nay.

Từng bước nâng cấp các tuyến đê phục vụ sản xuất

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top