ClockThứ Năm, 29/09/2016 05:51

Giáo dục kỹ năng sống trong trường học

TTH - Sau hơn 3 năm triển khai, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn TP. Huế dần được khẳng định là hướng đi đúng, góp phần tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Hiệu quả bước đầu 

Trường TH Phú Hòa là trường đầu tiên của TP. Huế triển khai chương trình với 100% số lớp tham gia. Học sinh có thể học kỹ năng sống thông qua việc lồng ghép trong các môn học: âm nhạc, thủ công, múa hát, hoặc thông qua các hoạt động đoàn đội, các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trường, hội trại. Từ 3 năm trước, Trường TH Phú Hòa phối hợp với Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống (một đơn vị được quản lý về chuyên môn từ Sở Giáo dục và Đào tạo) tổ chức các tiết học giáo dục kỹ năng sống với sự truyền đạt của các giáo viên được đào tạo bài bản. Tại các lớp học này, các em được trang bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh như kỹ năng giao tiếp, phát biểu và nêu ra ý kiến trước đám đông, bơi lội, tham gia giao thông an toàn, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Giáo dục kỹ năng sống tại Trường TH Phú Hòa

Ông Huỳnh Hòa, Hiệu trưởng Trường TH Phú Hòa cho biết: “Sau thời gian triển khai, chất lượng giáo dục của trường đã chuyển biến và nâng lên rõ rệt, nhất là phương diện đạo đức lối sống của học sinh. Phương pháp giáo dục cũng được đổi mới theo hướng sinh động, gần gũi, hiệu quả. Học sinh trở nên năng động và mạnh dạn hơn, nhiều em đã sớm bộc lộ và phát triển năng khiếu. Môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi đã giúp các em nâng cao tinh thần đoàn kết, biết tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.”

Trường TH Lý Thường Kiệt chỉ mới đưa giáo dục kỹ năng sống vào chương trình chính khóa bắt đầu từ năm học 2016 – 2017 này. Cô Tôn Nữ Thùy Trang, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống một cách bài bản hơn, trường đã hợp đồng với Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống đưa bộ môn này vào chương trình như một môn học riêng. Do chưa có điều kiện về cơ sở vật chất, không gian trường học chật hẹp nên trường chỉ triển khai cho học sinh khối 1 và 2.

Triển vọng nhân rộng       

Sau khi giáo dục kỹ năng sống là một trong những nội dung được Bộ Giáo dục – Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục lồng ghép và đưa vào chương trình giáo dục chính khóa, Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống được Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập từ năm 2012. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hữu Duyên, Giám đốc Trung tâm cho biết, đến thời điểm này trung tâm đã ký hợp đồng phối hợp triển khai tại 12 trường tiểu học trên địa bàn, trong đó tập trung chủ yếu ở TP. Huế với 9 trường. Tại các trường, trung tâm hợp đồng triển khai đều được đánh giá là hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã phát huy hiệu quả.

Giáo dục kỹ năng sống tại Trường TH Phú Hòa

Ngoài việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng sống, trung tâm còn xây dựng kế hoạch triển khai nội dung hoạt động và hoàn thiện khung chương trình học kỹ năng sống cho khối học sinh tiểu học trong từng năm học gắn với nhiệm vụ cụ thể, thiết thực. Mỗi lứa tuổi có một khung chương trình riêng, tập trung vào những vấn đề gần gũi với tâm sinh lý các em theo từng tháng trong năm. 

Tới đây, trung tâm mở rộng sự phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho các trường THCS: Hàm Nghi, Trần Cao Vân, Tố Hữu, Phạm Văn Đồng, Chu Văn An, Đặng Văn Ngữ, Duy Tân, Trần Phú, Nguyễn Du, Nguyễn Chí Diểu...Chương trình của bậc học THCS sẽ “cập nhật” các vấn đề nóng của xã hội như: bơi lội và sơ cấp cứu, kỹ năng tránh bị xâm phạm thân thể, giáo dục giới tính, bạo lực học đường...

Theo NGƯT Nguyễn Hữu Duyên, khó khăn lớn nhất để triển khai chương trình này là vấn đề kinh phí. Do chủ trương huy động từ nguồn xã hội hóa và thu kinh phí trên đầu học sinh (hiện nay là 35.000 đồng/em/tháng) là  hoàn toàn tự nguyện, nhiều phụ huynh thiếu thông tin nên còn ngần ngại cho con em học. Số lượng giáo viên của trung tâm vẫn còn ít nên gặp khó khăn nếu triển khai rộng rãi và đạt hiệu quả trong các cấp học.

Ông Huỳnh Hòa, Hiệu trưởng Trường TH Phú Hòa đề xuất: “Trong tương lai, nếu muốn triển khai rộng rãi trong trường học thì ngay trong trường phải có những giáo viên có trình độ chuyên môn về giáo dục kỹ năng sống và Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống là đơn vị có trách nhiệm bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ này”.

Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

TIN MỚI

Return to top