Giới thiệu cuốn sách “Một ngày nhớ bao ngày xưa ấy” của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha
TTH - Nhân kỷ niệm một năm ngày mất của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha (8/8/2013 - 8/8/2014), NXB Thuận Hóa phối hợp với gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và bạn bè thân hữu của ông đã in xong cuốn sách "Một ngày nhớ bao ngày xưa ấy".
![]() |
Cuốn sách "Một ngày nhớ bao ngày xưa ấy" của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha ra mắt bạn đọc |
Sáng 27/7, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nhà báo và Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu cuốn sách có ý nghĩa này. Nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha sinh ngày 28/11/1934 tại thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nông dân nghèo. Mồ côi bố mẹ, tuổi thơ của ông vô cùng vất vả. Ông tham gia cách mạng từ khi 14 tuổi. Từ năm 1949 đến tháng 3/1952, ông là liên lạc, thư ký Ban Chính trị Trung đoàn 95. Sau đó ông tham gia rất nhiều công tác khác nhau. Trong suốt những năm hoạt động, ngoài nhiệm vụ công tác chính trị, công tác Đảng, ông đam mê và luôn gắn bó đời mình với báo chí, với nghiên cứu lịch sử. Khi nghỉ hưu, ông vẫn thường xuyên cộng tác với nhiều tờ báo, tham gia biên soạn nhiều công trình lịch sử. Báo chí và nghiên cứu lịch sử Đảng luôn là nguồn sinh lực để Ngô Kha chia sẻ và cân bằng cuộc sống.
Tin, ảnh: Thanh Thuận
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế (03/03)
- Chuyện xôi chè (28/02)
- Bi kịch từ đâu (28/02)
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” (28/02)
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật (27/02)
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương (27/02)
- Lá cờ tại Bảo tàng Tây Ban Nha và cái chết anh dũng của Nguyễn Duy (24/02)
- Hướng đến một kỳ Festival Nghề truyền thống mới lạ và độc đáo (23/02)
-
Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
- Trải nghiệm tết xưa qua “Hương xưa bánh Tết”