ClockThứ Ba, 07/05/2024 19:34

Nắng sớm trên đồi Vọng Cảnh

TTH.VN - Với người Huế, hầu như không ai là không nghe, không biết đồi Vọng Cảnh- Một ngọn đồi thấp tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng miệt Thủy Xuân, phía Tây nam thành phố Huế.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịchTạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch“Khoác áo mới” cho city tourGieo lại mầm xanhHuế dịu mát

Nổi tiếng bởi đúng như tên gọi mà ngọn đồi được định danh: Vọng Cảnh. Đứng trên ngọn đồi này, ta sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của Huế, nhất là vẻ đẹp của sông Hương - con sông huyền thoại; cũng như sẽ cảm nhận được sự yên bình, lãng mạn của xứ sở Kinh đô xưa. Riêng bản thân ngọn đồi thì một thời vốn cũng chỉ như nhiều ngọn đồi khác, sỏi đá cằn khô và chao chát nắng …

Tuy nhiên, đó đã là chuyện quá vãng. Với việc cho triển khai trồng thông phủ xanh toàn thể ngọn đồi cách đây chừng 20 năm, Huế đã bắt đầu một trang mới cho Vọng Cảnh.

Bây giờ thì không chỉ là điểm ngắm cảnh đẹp, mà bản thân ngọn đồi cũng là một địa chỉ tuyệt vời với rừng thông, đường dạo, bến thuyền, thảm hoa, đài ngắm cảnh… Việc đầu tư chỉnh trang tuy chưa hoàn thiện, nhưng người tìm về với Vọng Cảnh mỗi ngày mỗi đông, bất kể sáng sớm hay chiều hôm. Cuộc sống của nhiều gia đình cư dân quanh vùng cũng do vậy mà được cải thiện nhờ kinh doanh, dịch vụ…

Sớm cuối tuần lên Vọng Cảnh thể dục buổi sáng, chợt bắt gặp những hình ảnh thật thanh bình, thật dễ thương, thật mừng vui và đáng ghi nhận.

 Người tìm đến Vọng Cảnh ngày mỗi đông vui
Vườn hoa nhìn từ đài ngắm cảnh 
Sim, mua từng bị xem là loài “thực bì”, nay được “trưng tập” trồng thành thảm hoa, dung dị mà đẹp ấn tượng
Chòi canh lửa để phòng cháy rừng nay được đầu tư nâng cấp thành đài ngắm cảnh
Nắng sớm trên rừng thông Vọng Cảnh
 Đường dẫn xuống bờ sông được xây dựng lan can để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách tham quan
WC free 
 Đường dẫn từ bến thuyền lên đồi
 Những người khách đầu tiên tìm lên làng hương Thủy Xuân bên chân đồi Vọng Cảnh để săn ảnh từ sáng sớm

Hiền An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Mùa trái chín

Sau những cơn dông ngột ngạt hơi nóng của đất và cỏ mục, tiết trời chuyển thu như chỉ sau một đêm về sáng. Nghe trong tiếng vạc kêu khuya kéo theo làn sương mỏng về bên sông. Những khu vườn như vàng lên theo từng gân lá. Bình minh rộng mở. Không gian dìu dịu màu nắng và mùi hương hoa cỏ, trái chín. Mặt nước sông Hương nhuộm sắc trời thiên thanh. Phố quanh quanh, làng tiếp nối cho đến tận đường viền của ngọn núi Phụng mơ hồ một màu tím trong mây nhạt.

Mùa trái chín
Đôi bờ sông Hương được đầu tư đồng bộ

Xưa nay, nhiều quốc gia trên thế giới thường lựa chọn phát triển các đô thị dọc theo các con sông. Đơn cử như sông Thames chảy qua Thủ đô London của Anh, sông Seine nằm giữa Thủ đô Paris tráng lệ của Pháp. Và người Huế tự hào, hãnh diện khi đô thị Huế có sông Hương êm đềm chảy qua, nhất là gần đây đôi bờ được chú trọng đầu tư, chỉnh trang tạo thêm cảnh quan làm say lòng người.

Đôi bờ sông Hương được đầu tư đồng bộ
Ca Huế trên sông Hương: "Cha chung không ai khóc"

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ca Huế bát nháo như hiện nay là sự phân tán quản lý với quá nhiều cơ quan và đơn vị cùng tham gia, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Ca Huế trên sông Hương  Cha chung không ai khóc
Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương

Đã đến lúc cần cân đo đong đếm giữa bài toán kinh tế mà ca Huế trên sông Hương đem lại với việc bảo tồn, gìn giữ một di sản độc nhất, vô nhị như ca Huế.

Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương
Return to top