ClockThứ Ba, 07/05/2024 09:38

Trong nỗi hoài vọng cố hương

TTH - Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Triển lãm ảnh tư liệu và giới thiệu sách về Đại tá Hà Văn LâuGiới thiệu sách “Nữ công thường thức”

 Bìa tập thơ “Theo bóng ta về” của nhà thơ Triệu Nguyên Phong

“Theo bóng ta về” là nỗi hoài niệm về quê nhà xưa cũ. Đó là trở về với khoảng trời trong xanh ký ức, trở về với tuổi thơ hồn nhiên ngọt ngào, là tìm về những êm đềm dịu ngọt của những tháng năm xưa cũ thuở “còn chưa biết buồn”, là “Tìm thơ ấu cũ lũy tre đường làng/ Tìm cánh đồng lúa ngợp ngang/Tìm con diều gió lang thang suốt ngày” (Quê ơi!).

Người đọc như nhìn thấy bóng dáng người đàn ông trưởng thành cùng bước chân lang thang khắp những ngõ quê, bâng khuâng tìm lại những dấu xưa đã cũ. Bóng mẹ ngoài đồng nắng cháy, sông quê tĩnh lặng trời chiều, đứa trẻ thuở nào chân trần lam lũ đạp trên cát bỏng...  “Ngày đi để lại dấu chân/ Trên con đường cỏ khuất dần lối qua” (Giấc xưa). Hóa ra bước chân xưa đã bị bụi thời gian xóa mờ khuất lấp, chỉ còn in dấu trong tim chẳng thể xóa nhòa.

Người xa quê in bóng hình xứ sở trong tim mình, cũng chính là in bóng dáng mẹ. Bóng quê là bóng mẹ. Nơi đó, người mẹ già vẫn tháng tháng năm năm ngóng đợi con về. Hạnh phúc của mỗi người là có quê hương để trở về, còn bóng mẹ để nhớ mong. Bởi ta biết rõ dù gió mưa hay nắng cháy, dù sớm mờ sương hay đêm khuya muộn, chỉ cần ta trở về, bước qua cánh cổng là có người thân nắm tay đón mừng.

Thấp thoáng trong nỗi nhớ cố hương còn có tình yêu đôi lứa. Tình yêu đôi lứa trong “Theo bóng ta về” có khi trong vắt, nhẹ nhàng như vạt nắng mùa xuân, như sương mai rơi trên cỏ mướt ngày chớm hạ. Nhưng tình yêu ấy có khi cũng cuồng dại và đầy say mê. Yêu, là nhớ nhung, là sầu thương bởi những khoảng cách chia xa, để trái tim khắc khoải theo tháng ngày: “Ta thương tình ta ngây dại/ Chưa vàng nắng đã vội bay” (Không đề 2), “Em đi để mình phố vắng/ Sớm chiều cài gió tóc sương/ Dấu chân rêu phong lối cũ/ Còn đâu tay ấm đêm về” (Hẹn chi để ngày dài thế) hay “Giọt mưa lăn giữa đêm dài/ Vắt ngang sợi nhớ bóng cài dáng xưa” (Bụi mưa).

Trong gần 100 bài thơ của “Theo bóng ta về”, nhà thơ Triệu Nguyên Phong cũng dành rất nhiều yêu thương cho mảnh đất Kinh kỳ nơi ông sinh ra và lớn lên. Những địa danh, tên đất, tên miền đi vào thơ ông một cách bình dị như vốn dĩ nó phải thế. Người đọc sẽ theo bước chân ông ra Phong Điền, Quảng Điền, xuống Lăng Cô, Phú Lộc, có khi lại ngược lên Nam Đông, A Lưới. Và bước chân dừng ở nơi đâu, nhà thơ lại đặt tình yêu mình ở lại đó, dù là nơi núi cao mây phủ hay chốn biển xanh cát trắng rì rào.

Ở “Theo bóng ta về”, nhà thơ Triệu Nguyên Phong đã thể hiện một giọng thơ mộc mạc, chân phương. Dường như không cần phải làm duyên làm dáng, phải tỉa tót gọt giũa, câu chữ cứ thế hiện ra một cách nhẹ nhàng, bình dị cứ như thể bước chân ai khoan thai dạo bước trên đường quê thơm mùi sương cỏ, là bước đi lạo xạo trên bãi bờ cát trắng giữa ánh chiều tà khi cánh chim bình yên bay về tổ giữa mênh mông đỏ rực ánh hoàng hôn. Người đọc như nghe được từng hơi thở yên bình qua từng câu chữ của ông. Ở một độ tuổi nhất định của đời người, nếm đủ dư vị đắng cay mặn ngọt, sự an nhiên trong tâm hồn cũng thấm đẫm qua từng vần thơ ông, khắc họa nên bức tranh yên bình. Sự yên bình toát ra trong thẳm sâu của tâm hồn đã dễ dàng đưa người đọc chìm trong mênh mông cảm xúc êm đềm, như được tắm mình trong dòng nước mát lành ngày nắng cháy.

“Theo bóng ta về”, chính là theo về neo đậu giữa những bến bờ bình yên.

Bài, ảnh: Linh Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa
50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian
Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”

Trước “Nhận mặt thời gian”, NXB Thuận Hóa, 2023, Châu Thu Hà đã trình làng 2 tác phẩm “Khúc đêm” (2002) và “Nép về phía anh” (2014). Nữ thi sĩ chủ yếu viết về tình yêu lứa đôi. Thơ tình của chị vừa “dữ dội” vừa “dịu êm”, vừa “ồn ào” vừa “lặng lẽ”. Có điều, khoảng cách thời gian khá dài giữa 3 tập thơ tạo cho mỗi tập có những sắc thái tình cảm riêng. Tập đầu: rụt rè và e ấp; tập thứ hai: mãnh liệt và nồng cháy; tập thứ ba: nhẹ nhàng và sâu lắng.

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế

TIN MỚI

Return to top