ClockThứ Ba, 28/06/2016 15:03

Hậu Brexit, tiếng Anh có thể không còn là ngôn ngữ chính thức trong EU

Do không quốc gia EU nào khác chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nên nếu Anh rời EU, tiếng Anh sẽ không còn là ngôn ngữ chính thức trong khối.

Brexit gia tăng bất ổn cho nền kinh tế toàn cầuBrexit tác động gì đến châu Á?Brexit - Sự tan vỡ của giấc mơ châu Âu

Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Hiến pháp thuộc Nghị viện châu Âu (AFCO) Danuta Hübner ngày 28/6 cảnh báo, tiếng Anh sẽ không còn là ngôn ngữ chính thức của EU sau khi Anh rời khỏi khối.

Brexit có thể khiến tiếng Anh không còn là ngôn ngữ chính thức của EU. Ảnh AP

Theo bà Hübner, tiếng Anh là một trong 24 ngôn ngữ chính thức của EU bởi Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã xác nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của mình. Tuy nhiên, ngay khi Anh hoàn tất thủ tục rời khỏi EU, tiếng Anh sẽ mất đi vị thế là ngôn ngữ chính thức của khối.

“Chúng tôi có quy định rằng, mọi quốc gia thành viên EU có quyền chọn ngôn ngữ chính thức của mình. Người Ireland chọn tiếng Gaelic và người Malta chọn tiếng Malta và chỉ có Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chọn tiếng Anh.

Nếu Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không còn ở lại EU, EU sẽ không có tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nữa”, bà  Hübner nói và cho biết, hiện tiếng Anh vẫn là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất để làm việc tại các cơ quan của châu Âu: “Tiếng Anh đang có vị thế thống trị tại EU”.

Theo bà Hübner, quy định về danh sách ngôn ngữ chính thức tại EU chỉ có thể được thay đổi nếu mọi quốc gia [không tính Anh khi Anh đã rời khỏi EU-ND] nhất trí giữ lại tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức.

Tuy nhiên, một quan chức châu Âu khác lại giải thích rằng, quy định năm 1958 liên quan đến ngôn ngữ chính thức của EU- ban đầu là tiếng Pháp- không hề nêu rõ về việc liệu một quốc gia thành viên có thể có hơn một ngôn ngữ chính thức hay không.

Trong khi những văn bản bằng tiếng Pháp ghi rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra thì văn bản tương đương bằng tiếng Anh lại loại trừ khả năng này.

Khi Ireland và Malta trở thành thành viên EU thì tiếng Anh đã được Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chọn làm ngôn ngữ chính thức trong EU, chính vì vậy hai quốc gia này đã chọn Gaelic và Malta là ngôn ngữ chính thức của mình.

“Nếu một quốc gia thành viên EU có hơn một ngôn ngữ chính thức thì ngôn ngữ được sử dụng trong khối sẽ do quốc gia này yêu cầu theo quy định chung của khối”, quy định năm 1958 của EU nêu rõ.

“Việc quyết định ngôn ngữ chính thức của EU sẽ được Hội đồng châu Âu quyết định dựa trên cơ chế đồng thuận”, người phát ngôn Ủy ban châu Âu nói và cho biết: “Quy định này đã được sửa đổi nhiều lần do EU đã được mở rộng thêm”.

Theo tờ Wall Street Journal, sau khi cử tri Anh chọn rời khỏi EU, Ủy ban châu Âu đã bắt đầu sử dụng tiếng Pháp và tiếng Đức thường xuyên hơn trong giao tiếp với các nước ngoài khối./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi động cuộc thi tranh biện tiếng Anh cấp tỉnh

Nhằm thúc đẩy việc phát triển toàn diện các kỹ năng tiếng Anh của học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh, giúp học sinh tăng cường khả năng lập luận, học cách trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi “Tranh biện tiếng Anh THPT” cấp tỉnh năm học 2023-2024.

Khởi động cuộc thi tranh biện tiếng Anh cấp tỉnh
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

TIN MỚI

Return to top