Thế giới

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

ClockThứ Ba, 19/03/2024 08:37
TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN có thể thành hiện thực bất chấp trở ngạiEVFTA: Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam - EU

 Các container hàng hóa tại một cảng biển ở thành phố Duisburg, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước đó, các cuộc đàm phán thương mại tự do đã bị đình trệ vào năm 2017. Theo Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis, khối này hoan nghênh "sự thay đổi định hướng tích cực" do chính quyền mới của Philippines thực hiện, đồng thời khuyến khích những tiến bộ hơn nữa về nhân quyền và quyền lao động.

Đáng chú ý, Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ tư của Philippines. Ông Valdis Dombrovskis nói thêm, thương mại hàng hóa đã đạt trị giá 18,4 tỷ euro (tương đương 20 tỷ USD) vào năm 2022, và 4,7 tỷ euro (tương đương 5,1 tỷ USD) về dịch vụ vào năm 2021. Một hiệp định thương mại tự do có thể tăng cường thương mại thêm 6 tỷ euro.

Được biết, EU đang hướng tới những hiệp định thương mại tự do với các quốc gia Đông Nam Á, khối này có hiệp định thương mại tự do với Singapore và Việt Nam, và đang đàm phán với Indonesia và Thái Lan.

EU đang chú ý đến các nguyên liệu thô của Philippines như niken, đồng và crôm mà họ cần cho quá trình chuyển đổi xanh.

Trong khi đó, Ủy viên Thương mại Philippines Alfredo Pascual cho biết, Philippines mong muốn đảm bảo nguồn vốn và kiến thức từ các công ty EU để tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chế biến trong nước.

Philippines đã được hưởng lợi từ hệ thống GSP+ miễn thuế của EU dành cho các quốc gia đang phát triển. “Chúng tôi mong muốn có thể tận dụng được các lợi ích của GSP+ và hơn thế nữa”, ông Alfredo Pascual nói thêm.

Philippines hiện được hưởng lợi từ việc miễn thuế vào EU đối với khoảng 2/3 sản phẩm, bao gồm dầu dừa, máy hút bụi, cá ngừ và dứa. Cũng theo Ủy viên Thương mại Philippines, một hiệp định thương mại tự do có thể cho phép xuất khẩu rong biển, thuốc lá, gỗ và cây cảnh.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top