Thế giới

Khủng hoảng di cư: hơn 350.000 người đổ vào châu Âu trong năm 2015

ClockThứ Năm, 03/09/2015 07:28
TTH.VN - Hãng tin AP trích dẫn thông tin từ Tổ chức Di dân Quốc tế IOM cho biết, hơn 350.000 người di cư đã thực hiện các chuyến hành hành đầy nguy hiểm vượt Địa Trung Hải trong năm nay, chạy trốn tình trạng hỗn loạn và nghèo đói ở Trung Đông và Châu Phi để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn tại Châu Âu. 

Theo thông tin vừa được IOM công bố ngày 2/9, hơn 234.000 người tị nạn đã đặt chân lên bờ biển Hy Lạp. 114.000 người khác đã tới Italy và các nhóm nhỏ hơn đã cập bến Tây Ban Nha và Malta, bên cạnh khoảng 2.600 người đã thiệt mạng, thường là bị chết đuối khi những chiếc tàu ọp ẹp, quá tải do các tay buôn người lèo lái bị chìm.

Dòng người di cư tiếp tục đổ vào châu Âu - Ảnh: Ibtimes.

Hungary là một trong những cửa khẩu chính để những người di cư tiến vào Liên minh Châu Âu, do đó, hơn 156.000 người đã đặt chân đến đất nước này tù đầu năm 2015 đến nay. Chính quyền Hungary buộc phải có nhiều hành động để đối phó lại với tình trạng này, trong đó bao gồm việc đóng cửa rồi sau đó cho mở lại nhà ga xe lửa chính của Budapest, nhưng vẫn cấm không cho người di cư nhập cảnh.

Trước đó, chính quyền Hungary cũng bắt đầu cho người tị nạn đã cắm trại bên ngoài trong nhiều tuần qua được lên tàu mà không bị kiểm tra visa. Tuy nhiên sau đó, các nhà chức trách đã đảo ngược quyết định và đình chỉ việc này, khiến hàng ngàn di dân bị kẹt lại bên ngoài. Các giới chức nói họ đang nỗ lực tuân thủ luật lệ của Liên minh Châu Âu.

Ít nhất 2.000 người bị kẹt tại sân ga quốc tế chính ở Budapest, Hungary sau khi chính quyền đột ngột ngừng không cho những di dân không có visa được lên tàu sang Đức và Áo.

Trong một động thái khác, tuần trước Đức công bố sẽ cho phép dân di cư từ Syria nộp đơn xin quy chế tị nạn trong biên giới của Đức.

Khoảng 2.000 di dân đã đến được thành phố Munich của Đức. Hôm qua, các nhóm người tị nạn vẫn tiếp tục đổ bộ xuống ga xe lửa của thành phố này.

Đức tiếp nhận nhiều người tị nạn hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Châu Âu, tổng số có thể lên tới 800.000 người vào cuối năm nay.

Trong những tuần sắp tới, dự kiến có thêm hàng ngàn người di cư tiếp tục cập bến Châu Âu. Liên minh Châu Âu gồm 28 nước thành viên dự định sẽ tổ chức các cuộc họp khẩn bàn về vấn đề nhập cư vào ngày 14/9 tới.

Tố Quyên (lược dịch từ AP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top