“Lạm dụng quy định để bổ nhiệm người thân gây bất bình dư luận”
Dư luận, báo chí phản ánh tình trạng điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn; bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ gây bức xúc.
Báo cáo của Uỷ ban Tư pháp thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 do Chủ nhiệm Lê Thị Nga ký đánh giá, năm 2016, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác PCTN và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác PCTN vẫn chưa đạt được mục tiêu “từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng”.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga
Bổ nhiệm ồ ạt gây bức xúc
Uỷ ban Tư pháp cho biết, đại biểu Quốc hội, dư luận cử tri và báo chí phản ánh trong công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế là người trong gia đình, người thân.
Có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ; có trường hợp bổ nhiệm cả cán bộ có trách nhiệm trong việc làm thua lỗ, thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước.
“Thực tế này đang gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của cán bộ Đảng viên và nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước” – báo cáo nhấn mạnh.
Do đó, Uỷ ban Tư pháp đề nghị Chính phủ ghi nhận, xem xét kỹ các phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri, báo chí; chỉ đạo người có trách nhiệm kiểm tra và giải trình về các trường hợp cụ thể được phản ánh, trên cơ sở đó Chính phủ đánh giá tổng thể thực trạng và đề ra giải pháp xử lý, khắc phục trong thời gian tới.
Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn bị xem nhẹ và chưa tương xứng với số vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử thời gian qua.
Theo đó, chỉ có 18 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý trong khi đó có tới 159 vụ/402 bị cáo TAND các cấp đã xét xử sơ thẩm. Năm 2016 việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu giảm 155,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Năm 2016 có 18 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó có 5 người bị xử lý hình sự. Năm 2015 có 46 trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng bị xử lý, trong đó có 4 người bị xử lý hình sự.
“Người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức coi vi phạm, tham nhũng của cấp dưới, của đơn vị do mình quản lý không phải là trách nhiệm của mình” – báo cáo nhận định.
Cần chỉ rõ "địa chỉ" và trách nhiệm cá nhân
Báo cáo cho biết, công tác giải quyết tố giác, tin báo, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đều giảm so với cùng kỳ năm 2015 và không đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội. Đáng lưu ý, qua giám sát của UBTP thì trong ba năm gần đây số vụ án tham nhũng được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử giảm dần.
Hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ án tham nhũng nhỏ ở cấp xã hoặc những vụ tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm, còn nhìn chung ở cấp tỉnh, huyện, các bộ, ngành thì việc phát hiện và xử lý tham nhũng còn rất ít trong khi theo phản ánh của dư luận thì tình hình tham nhũng ở những nơi này vẫn còn nghiêm trọng.
Báo cáo của Chính phủ đã nêu lên nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN nhưng chưa chỉ rõ địa chỉ của tồn tại, hạn chế đó và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền.
“Trong nhiều phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội khóa XIII đánh giá một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động của bộ máy nhà nước trì trệ, nhất là tình hình tham nhũng còn nghiêm trọng là do trong nhiều năm các Báo cáo này vẫn còn biểu hiện nể nang, ngại va chạm, đánh giá chung chung: “có nơi”, “có lúc”, “có địa phương”, “có một bộ phận cán bộ, công chức”…. mà không có địa chỉ cụ thể nên không có tác động để chỉnh đốn, thay đổi” – báo cáo của Uỷ ban Tư pháp nhận định.
UBTP cho rằng để xây dựng một Chính phủ liêm chính, cơ quan tư pháp liêm chính như cam kết trước Quốc hội của Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì trước hết phải có thay đổi đột phá trong đánh giá đúng, thực chất tình hình tham nhũng, thẳng thắn chỉ ra địa chỉ cụ thể của những tồn tại, hạn chế trong ngành, lĩnh vực nào, địa phương nào và trách nhiệm thuộc về cá nhân nào.
Theo VOV
- Hương Thủy tìm hướng đột phá trong năm 2020 và những năm tiếp theo (12/12)
- Phú Vang: 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra (12/12)
- Chinh phục vùng đất khó (12/12)
- Phong Điền: Tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp (12/12)
- Đẩy lùi thói xu nịnh, lành mạnh hoạt động công vụ (12/12)
- “Tiệc ma túy”, vũng lầy trong giới trẻ (12/12)
- Năm 2020, Zhi-Shan Foundation tài trợ trên 16,5 tỷ đồng cho trẻ em khó khăn (11/12)
- “Tết sum vầy” năm 2020 sẽ được tổ chức tại 4 địa điểm (11/12)
-
Hương Thủy tìm hướng đột phá trong năm 2020 và những năm tiếp theo
- Nợ kinh phí công đoàn: Sẽ mạnh tay hơn
- Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá
- Góp phần bình ổn giá cuối năm
- Từ ghen tuông mù quáng
- Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Huế đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- Đảm nhận hơn 2.700 công trình phần việc thanh niên làm theo lời Bác
- Trao quyết định bổ nhiệm cho ông Huỳnh Minh Khang và ông Hoàng Việt Cường
- Khen thưởng 4 người dân giao nộp khối lượng lớn ma túy
-
Bắt nhóm đối tượng chém 2 người trọng thương trong đêm
- Xử lý 25 trường hợp vi phạm trật tự giao thông tối 10/12
- “Tiệc ma túy”, vũng lầy trong giới trẻ
- Không để tội phạm “tín dụng đen” có đất sống
- Khuyến cáo người dân cổ vũ bóng đá với tinh thần lịch sự, an toàn
- Đô thị Huế phải đẹp và sang trọng
- Khen thưởng 4 người dân giao nộp khối lượng lớn ma túy
- Trao quyết định bổ nhiệm cho ông Huỳnh Minh Khang và ông Hoàng Việt Cường
- Hơn 1.350 thanh niên lên đường nhập ngũ vào năm 2020
- Đi đầu trên mặt trận kinh tế