ClockThứ Hai, 01/02/2016 09:18

Mấy rứa

TTH - Thoạt tiên nó là câu hỏi, về một món gì đó khi gặp nhau ngoài đường, trong chợ, ngoài ngõ... về một món đồ nào đó của người xứ Huế, nhiều nhất là các mệ, các chị. Nhưng không biết từ bao giờ, hai từ này đã bao hàm sự hỏi han, thay cho lời chào, nên nhiều khi nó không cần trả lời, hoặc câu trả lời cũng là một cách đáp lời về một sự quan tâm nào đó.

Bạn bè tôi khi đến Huế thường cũng ngạc nhiên trước cách chào hỏi rất lạ lẫm kiểu Huế. Chẳng hạn như thấy người Huế thường hỏi “đi mô rứa” thay cho lời chào, mà đích thị đấy là lời chào vì sau đó, có khi người ta cũng chẳng để tâm mấy đến chuyện người quen/bạn bè... của mình đi đâu. Cũng vì thế nên không ít trường hợp, thay vì trả lời, người tiếp nhận chỉ cười nhẹ, hoặc chỉ trả lời gọn bằng một tiếng “Dạ!”. Mà tiếng Huế kiểu Huế đúng là lạ lắm. Tôi có lần ngây người khi bất ngờ một đồng nghiệp xứ Bắc “huỵch toẹt” rằng: Người Huế của em lạ quá cơ. Nói gì cũng dạ, hỏi gì cũng dạ. Vui cũng dạ mà buồn cũng dạ. Nhiều khi mình biết nó tức anh ách trong lòng mà nó cũng vẫn dạ. Tôi dạ, và anh bạn cười phá khi bảo: Anh biết ngay là em sẽ lại dạ mà!

Tôi không bàn cãi chuyện hỏi “đi mô rứa” hay “mấy rứa” thay cho lời chào là hay hoặc dở, thậm chí cũng không muốn để dấu hỏi sau các từ đó (lý do thì đã đề cập ở trên) nhưng đôi khi tẩn mẩn lại nghĩ, nếu sống lâu cùng thói quen, hòa đồng với nó, ảnh hưởng và chi phối bởi nó thì cũng thấy dễ chịu như thường. Cứ thử hình dung, một ngày khi ta ra đường, gặp người quen mà họ quay mặt đi thì sẽ thấy còn hơn là thiêu thiếu điều gì. Cho dù điều mà tôi và cũng không ít người chọn là một lời chào ra chào hẳn hoi. Như trưa qua, nghe tiếng ai đó hỏi nhau đi mô rứa dưới ngõ, nghe tiếng mấy chị về chợ hỏi nhau mấy rứa và lao xao tiếng nói cười, biết một nhịp sống bình yên đang chảy...

Cúc Lam

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
Return to top