ClockThứ Hai, 29/04/2024 11:41

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

TTH.VN - Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên và khảo sát các Di tích lịch sử Chiến khu Hòa MỹTrùng tu di tích đình làngĐình Trung Kiền đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

 Một đoàn khách là các em học sinh đến tham quan di tích Chín Hầm. Ảnh: BTLS

Ngày 29/4, đại diện Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cho hay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có rất đông khách trong và ngoài tỉnh đã liên hệ, đến tham quan, dâng hương tưởng niệm tại hai di tích Chín Hầm và Phan Bội Châu.

Theo đó, đa số là khách đoàn, tập trung nhiều các trường học và các cơ quan nhà nước. Ước tính mỗi ngày, một di tích đón hàng trăm lượt du khách.

Theo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, từ tháng 3 đến nay, lượng khách đến tham quan các di tích khá đông, đặc biệt vào đúng thời điểm 30/4 - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lượng khách đông đúc hơn. Tại mỗi di tích, sau khi dâng hoa, dâng hương, các du khách còn được hướng dẫn viên thuyết minh giới thiệu chi tiết ý về vai trò, ý nghĩa của mỗi di tích.   

Di tích lịch sử Chín Hầm mang dấu ấn khắc ghi một thời đau thương, mất mát nhưng đầy anh dũng kiên cường của dân tộc ta. Khép lại quá khứ “địa ngục trần gian” ngày nào, giờ đây Chín Hầm đã trở thành một địa chỉ đỏ - nơi tham quan học tập, giáo dục truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trong khi đó, Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu - nơi cụ Phan Bội Châu sống trong sự giam lỏng của thực dân Pháp. Cũng tại đây, nhà yêu nước được gọi với cái tên thân thương “Ông già bến Ngự” đã sống cho đến những giây phút cuối đời. Cả 2 di tích đều do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế quản lý.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
4.5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

TIN MỚI

Return to top