ClockThứ Bảy, 04/05/2024 14:57

Học giả Anh: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động sâu sắc tới toàn thế giới

Theo ông Kyril Whittaker, nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh, chiến thắng Điện Biên Phủ mang tính đột phá không chỉ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do từ tay chủ nghĩa thực dân và đế quốc mà còn đối với các phong trào giải phóng ở Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên PhủNhững hình ảnh ấn tượng tại lễ sơ duyệt diễu binh, diễu hành chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủNhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

 Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Anh nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Kyril Whittaker khẳng định Cách mạng Việt Nam, trong đó có chiến thắng Điện Biên Phủ, đã tác động sâu sắc tới toàn thế giới, thể hiện sức mạnh giải phóng của nhân dân chống chủ ngĩa thực dân và đế quốc vì hòa bình và độc lập dân tộc.

Học giả Anh chỉ ra những nhân tố làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trên cơ sở lấy dân làm gốc và đánh giá chính xác các điều kiện lịch sử và điều kiện vật chất của thời đại; vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp; vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam; và tinh thần quốc tế vô sản.

Đánh giá về vai trò lãnh đạo của Đảng, ông Whittaker chỉ ra rằng ĐCSVN, được chủ nghĩa Marx-Lenin soi đường, đã có cái nhìn đúng đắn về phong trào cách mạng, đưa ra những hoạch định kỹ lưỡng và luôn lấy dân làm gốc, như Hồ Chủ Tịch đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Với phân tích đúng đắn những mâu thuẫn của thời đại ở cả trong nước và quốc tế cùng với sự hiểu biết sâu sắc về phong trào cách mạng trong nước, ĐCSVN đã đặt nền móng không chỉ cho thắng lợi của nhân dân Việt Nam trước chủ nghĩa thực dân và đế quốc mà còn cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Theo ông Whittaker, trước đây, nhiều nhà cách mạng thuộc các hệ tư tưởng khác nhau như chủ nghĩa bảo hoàng, chủ nghĩa dân tộc hay tư tưởng “tiến về phía Đông” đã nổi dậy chống thực dân, song các phong trào này không thể diệt tận gốc chủ nghĩa thực dân ở đất nước họ và không huy động được nhân dân. ĐCSVN dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm được điều này bởi đã đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, đánh giá đúng những mâu thuẫn nội bộ và có thể chỉ cho người dân con đường rõ ràng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Bàn về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng và thắng lợi của Cách mạng Việt Nam nói chung, học giả Anh chỉ ra rằng hai nhà lãnh đạo xuất sắc đã có những đóng góp to lớn không chỉ cho cách mạng Việt Nam mà còn cho tư tưởng của các phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc sau này trên toàn cầu. Hồ Chí Minh là người đầu tiên vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin phù hợp với điều kiện Việt Nam một cách đúng đắn và hoàn chỉnh. Nhận thức của Người về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới, hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Marx-Lenin, về lịch sử và điều kiện của Việt Nam và về chiến thuật quân sự đã tạo nên sức mạnh cho cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, nhà cách mạng xuất chúng, là ánh sáng soi đường cho ĐCSVN trong việc thực hiện tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng, quân đội nhân dân, ngoại giao, đối ngoại và nhiều lĩnh vực khác cho đến ngày nay. Ông Whittaker khẳng định đây là yếu tố quan trọng dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ và những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, học giả Anh ca ngợi Đại tướng là nhà quân sự kiệt xuất, một trong những vị tướng quân sự, nhà chiến thuật giỏi nhất trong lịch sử thế giới.  Ông Whittaker cho biết thông qua hồi ký của Đại tướng, có thể thấy sự cẩn thận đến từng chi tiết, khả năng thích ứng với những thay đổi trên chiến trường, kiến thức sâu rộng về quân sự cũng như những cống hiến của ông trong việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam có chất lượng cao nhất, đảm bảo đạo đức cách mạng, đảm bảo điều kiện sống trong sạch, huấn luyện chính trị và quân sự.

Theo ông Whittaker, sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những thời khắc quyết định đã dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam mà tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ: từ một đội quân nhỏ không đủ súng đạn, hầu hết sử dụng kiếm và các loại vũ khí khác, Quân đội nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong một trận chiến mà quân Pháp cho rằng có thể thắng dễ dàng. Điều này thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân Việt Nam, tính kỷ luật, sự tinh tế về chiến thuật của Quân đội nhân dân và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là nhờ Việt Nam đã xây dựng được quân đội thực sự vì nhân dân, do nhân dân, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước, ông Whittaker chỉ ra tinh thần hy sinh của những người lính Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, như những anh hùng lấy thân mình chèn pháo, làm giá súng, lấp lỗ châu mai, kéo pháo lên đồi… Truyền thống đáng tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục phát huy cho đến ngày nay, với các thành viên lực lượng vũ trang sẵn sàng hỗ trợ nông dân địa phương thu hoạch mùa màng, sửa chữa nhà cửa và đường sá sau thiên tai, mua hàng giúp người dân trong thời kỳ đại dịch, hiến máu…

Ngoài ra, tinh thần quốc tế vô sản cũng là yếu tố góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông Whittaker nêu ra những dẫn chứng là sự giúp đỡ, viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, và sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa Đảng và nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, Campuchia cùng với nỗ lực của từng nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và thúc đẩy quan hệ chặt chẽ giữa các phong trào giải phóng ở mỗi nước thông qua Mặt trận thống nhất Việt- Miên-Lào chống Pháp xâm lược.

Ông Whittaker cho rằng sau 70 năm, thông điệp từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị. Mặc dù hiện nay đã có nhiều bộ phim về chiến thắng lịch sử này, học giả Anh  hy vọng trong tương lai nhiều cuốn sách, bộ phim về lịch sử và chính trị Việt Nam được dịch thuật để giúp người dân thế giới tìm hiểu về dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” (11/6/1948-11/6/2024):
Thi đua là yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cọi trọng và đề cao vai trò của thi đua ái quốc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người từng khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Ngay sau ngày đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào thi đua đó là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm…

Thi đua là yêu nước
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người
Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 17/5, Đoàn đại biểu Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Phong Điền đã làm lễ dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Hương Điền (nơi có hơn 3.600 phần mộ liệt sĩ) và Đền liệt sĩ huyện.

Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ (ĐBP) bắt đầu, mặc dù Thừa Thiên Huế còn là vùng “tạm chiếm” của đối phương, nhưng rất nhiều người con của Cố Đô, do chuyển ra các tỉnh phía bắc từ trước, đã tham gia Chiến dịch ĐBP trên nhiều cương vị khác nhau. Trong số đó, có 3 nhân vật do chút “duyên” quen biết, từ nhiều năm trước...

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa

TIN MỚI

Return to top