Thế giới

Nga tham chiến ở Syria: Lợi ích nước Nga, cơ hội nước Mỹ

ClockThứ Năm, 01/10/2015 10:37
TTH.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 30.9 nhận định, Tổng thống Nga V.Putin can dự vào tình hình tại Syria có thể là một “cơ hội” cho Mỹ, trong khi dư luận đang muốn biết rằng, liệu ông Putin có thể chấm dứt được cuộc nội chiến ở Syria?

Khách hàng cuối cùng

Theo Hãng tin NBC, trước thời điểm Nga triển khai quân đến Syria, nhiều ý kiến bình luận rằng, chính lợi ích ngày càng tăng của Nga ở Syria lại có thể là một lối thoát. Với việc ném bom và nã pháo vào các thành phố trên toàn lãnh thổ Syria, ông Bashar al-Assad đang tạo ra nhiều kẻ thù hơn cho bản thân. Tuy nhiên, nước Nga có mục đích rõ ràng khi tham gia cuộc chơi này và đảm bảo chắc chắn rằng bất cứ cái kết nào cho cuộc nội chiến ở Syria cũng đều mang lại lợi ích cho Mátxcơva.

nga tham chien o syria: loi ich nuoc nga, co hoi nuoc my hinh anh 1

Biểu tình chống chiến tranh tại Syria. Ảnh: BB

Đối với Nga, Syria là khách hàng cuối cùng ở khu vực Trung Đông và cũng là đất nước có cảng nước ấm quan trọng. Trong ngắn hạn, Nga có thể là “chỗ dựa” cho ông Bashar al-Assad, củng cố chế độ của ông này và làm suy yếu lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Sau đó, khi Mátxcơva có đủ điều kiện sẽ thuyết phục ông Assad từ chức và chuyển giao quyền lực.

Theo giới chuyên gia, kế hoạch trong vài tháng tới của Nga có thể sẽ là: Làm chỗ dựa vững chắc để đảm bảo sự tồn tại của chế độ Assad, dẫn đến thành lập một chính phủ mới dưới sự bảo trợ của Mátxcơva và sau đó là "gặt hái thành quả". Theo cách này, Nga thể hiện được vai trò là cường quốc thế giới, cản trở Washington và hạn chế ảnh hưởng của Tehran ở Syria. Đối với Nga, Syria đã trở thành một "vấn đề cấp bách". Mátxcơva cũng không muốn những tín đồ Hồi giáo người Chechnya và Dagestan được IS huấn luyện quay trở về quê hương.

Trong khi đó, ngày 30.9, CNN dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin này nhận định rằng, sự hiện diện của Nga tại Syria đồng nghĩa Mátxcơva có thể tự mình chuốc lấy những rắc rối cho chính đất nước mình.Ông Kerry cho rằng, nếu Nga đến Syria để hỗ trợ Tổng thống Bashar al- Assad, Mátxcơva sẽ gặp những vấn đề rắc rối khác với Iran và lực lượng Hezbolhah. “Điều đó có nghĩa, rất có thể Mátxcơva sẽ trở thành mục tiêu cho những chiến binh thánh chiến dòng Sunni”- ông John Kerry bình luận.

Để Syria nguyên vẹn

Giới phân tích cho rằng, trong giai đoạn này, không một cường quốc bên ngoài nào có đủ quyết tâm chính trị để can dự và tái áp đặt đường biên giới do châu Âu vẽ ra ở Trung Đông.   

 Hãng tin NBC bình luận, mặc dù dư luận Mỹ vẫn giữ quan điểm rằng “ông Assad phải ra đi”, nhưng giới chức Mỹ hoàn toàn không muốn chứng kiến cảnh ông Bashar al-Assad bị tổ chức IS hoặc lực lượng phiến quân đuổi ra khỏi Damascus. Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi cần phải có một quá trình chuyển đổi có trật tự, một quá trình chuyển đổi quản lý, đó là khoảng thời gian hợp lý dành cho ông Assad”.

Trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 28.9 vừa qua, Tổng thống Nga Putin cũng kêu gọi thế giới tham gia cuộc chiến chống khủng bố của Nga trong khi bảo vệ sự nguyên vẹn của Syria. Ông Putin đã kiên quyết đẩy mạnh kế hoạch này bằng việc điều động binh sĩ, vũ khí và máy bay tới Syria với hy vọng rằng thế giới sẽ cảm thấy buộc phải theo sự dẫn dắt của ông. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, hành động can thiệp vào Syria của ông Putin đầy rủi ro nhưng lại chưa được chuẩn bị kỹ.

Tổng thống Putin tuyên bố rằng, mục tiêu quân sự trước mắt của Nga không phải là tấn công mà là bảo vệ Syria. Tuy nhiên, người ta có thể đoán trước được cách mà binh sĩ Nga có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột ở Syria và lý do tại sao 1.000-2.000 quân sẽ không thể thay đổi cục diện trên bộ hay giải quyết được cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria. Rõ ràng, ở Syria, Nga thiếu vắng tất cả lợi thế về chiến thuật.

Biết được những điểm này nhưng tại sao Tổng thống Putin vẫn quyết định can dự ở Syria? Chỉ có thể hiểu một phần rằng, mục tiêu cơ bản của ông Putin dường như là làm trung gian cho một giải pháp thông qua đàm phán và đảm bảo rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh lâu năm của Mátxcơva, được tham gia đàm phán. Đây dường như cũng là cách để Nga lấy lại hình ảnh sau những cáo buộc ở Ukraine và cũng là cách để Nga khẳng định rằng, Mátxcơva đối với đồng minh là “vẹn tình vẹn nghĩa”, chứ không “ăn xổi ở thì” như Washington.

Tuy nhiên, thực tế lại đang cho thấy ông Assad đang trong thế buộc phải rút quân và không còn là nhân vật có thể trụ vững. Sau gần 5 năm chìm trong cuộc nội chiến hỗn loạn, một đất nước Syria thống nhất đã không còn tồn tại. 

Theo Dân Việt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top