ClockThứ Sáu, 26/08/2016 10:51

Người học trò già nhất Việt Nam

TTH - Ông tuổi Đinh Sửu, năm nay ở độ 80, thế mà hàng tuần, vào ngày thứ bảy, vẫn đều đặn cắp sách đến trường một cách chuyên cần, lại là lớp trưởng của một lớp học đã hai mươi bốn năm ròng, chứng kiến biết bao nhiêu đổi thay của đội ngũ đồng môn, và chưa bao giờ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học.

Người ngồi bàn đầu từ phải sang là thầy Vĩnh Cao, người thứ hai là Cụ Nguyễn Văn Lành

Được biết ở chùa Diệu Đế, Huế có lớp học chữ Hán do thầy Vĩnh Cao (một Mệ thuộc dòng Hoàng tộc) giảng dạy, tôi theo chân người quen, nhờ Thầy Minh Đức tu tập tại chùa giới thiệu vào học. Khi bước vào lớp, tôi hơi ngạc nhiên thấy có quá nhiều tầng lớp tuổi tác, thành phần nam, phụ, lão, thiếu của đội ngũ học trò, và điều làm tôi chú ý nhất là các cụ lão thành, tuổi đã cập kề bảy, tám mươi thu, thế mà còn cắp sách đến trường, họ là ai, tại sao đến tuổi này họ còn đi học.

Theo bài thầy dạy, tôi cực khổ ghi chép đủ đầy vào vở của mình, cuối buổi, ông lão già nhất lớp đến đứng bên tôi, ngắm nghía bài viết của tôi hồi lâu rồi nói, anh có thể theo kịp lớp, cố gắng đi học cho vui, đó là điều động viên tôi cái buổi đầu tiên, khích lệ tôi tiếp tục đi theo lớp học.

Đã được hơn hai năm là đồng môn với ông lão, nhưng ông lại là thầy dạy viết chữ cho tôi, chừng ấy thời gian, tôi đã nhiều lần cùng anh em trong lớp nhâm nhi bên ly bia, rượu và không lần nào thiếu ông vì ông là linh hồn, tập hợp đoàn kết anh em. Được biết ông tên là Nguyễn Văn Lành, xuất thân là một giáo viên dạy hóa học, bạn chơi thân với thầy Vĩnh Cao từ thuở thanh niên, thôi dạy học, theo đề nghị của  thầy Vĩnh Cao thế là ông theo thầy Vĩnh Cao học chữ Hán, Ông cho tôi xem quyển vở ghi chép ngày đầu đi học chữ Hán là ngày 02/10/1992, và từ đó đến nay, nhiều đồng môn của ông đã thôi học vì các kiểu lý do, nhưng riêng ông là người học trò chuyên cần, luôn hướng dẫn giúp đỡ tận tình cho anh em cùng lớp. Tuy nhiên ông chưa phải là học trò lâu nhất của lớp này, trong lớp hiện còn anh Nghĩa là người mà khi tới lớp ông đã thấy anh có mặt.

Tôi hỏi chừng này tuổi cụ còn học làm gì? Được trả lời là học để làm người, chứ chẳng còn mục đích nào khác. Sự rèn luyện đã giúp ông có một tinh thần minh mẫn, trí tuệ sáng suốt, người ông mảnh khảnh, nhẹ cân, nhưng nhanh nhẹn, nhiều thanh niên còn kém, mừng thọ tuổi 80 con ông tặng ông chiếc xe AIR BLADE, ngắm ông lướt  trên xe vẫn còn rất tốt. Hàng tuần, ngoài đi học ông còn đi dạy chữ Hán cho 2 lớp học miễn phí hoàn toàn, đó là niềm vui cũng là động lực để ông trau dồi Hán học.

Cả nhóm đồng môn có lần đã ghé nhà tôi chơi, thấy đội ngũ học trò thế này vợ tôi lắc đầu ngao ngán, bà trách chúng tôi, học chi các anh mà chẳng thấy được cấp bằng tốt nghiệp bao giờ, tôi cũng “bùi ngùi” cười cùng vợ cho qua câu chuyện.

Viết những dòng này bởi tôi thường nghe: học, học nữa, học mãi; biển học không bờ, siêng năng là bến; học tập suốt đời… Người ta cùng nhau đọc diễn văn, hô khẩu hiệu quá nhiều, có thể trên thế giới này cũng đã có nhiều người học tập suốt đời bằng nhiều cách học, nhưng tuổi 80 còn cắp sách đến trường, ngồi nghiêm túc nghe thầy giáo giảng bài, ghi chép đủ đầy thì ông là người duy nhất chứng minh cho tôi thấy những câu khẩu hiệu trên là đúng.

Hiện ông sống bình dị bằng nghề nuôi ong lấy mật, cũng không nhiều lắm, chỉ đủ bán cho bạn bè, người thân bởi mật của ông là 100% mật thật. Hiện ông đang ở tại 272/52 phố Chi Lăng, muốn mục sở thị xin mời đến Chùa Diệu Đế vào chiều thứ bảy hàng tuần sẽ nhìn thấy CẬU HỌC TRÒ GIÀ ngồi học bài trong lớp học.

Hồ Viết Tư

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huyền ảo tuyệt tác “Long vân khế hội”

Bức “Long vân khế hội” là một tuyệt tác trên trần chánh điện cũ Diệu Đế quốc tự sau khi được dịch chuyển lùi phía sau hiện đang được bảo tồn khá tốt trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Bức tranh từng là đề tài được tranh luận sôi nổi nhiều năm về trước về việc giữ lại chánh điện cũ hay hạ giải. Việc hạ giải cũng đồng nghĩa xóa sổ tuyệt tác này.

Huyền ảo tuyệt tác “Long vân khế hội”
Bảo tồn bức bích họa ở chùa Diệu Đế:
Cần sự vào cuộc của các chuyên gia

Sau nhiều đắn đo, cuối cùng bức bích họa nổi tiếng “Long Vân Khế Hội” trên chánh điện chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP. Huế) sẽ được nhà chùa giữ nguyên hiện trạng, không hạ giải để phục vụ cho việc đại trùng tu như dự định ban đầu. Nhưng hiện tại nhà chùa vẫn đang lúng túng và gặp khó khăn trong quá trình bảo tồn.

Cần sự vào cuộc của các chuyên gia
Hàng ngàn người tham gia lễ rước Phật

Chiều 20/5, tiếp nối các hoạt động trong tuần lễ Phật đản Phật lịch 2560, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cử hành lễ tắm Phật và rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm với sự tham dự thành kính của hàng ngàn tăng, ni, phật tử và du khách thập phương.

Hàng ngàn người tham gia lễ rước Phật
Return to top