ClockThứ Tư, 16/01/2019 14:48
Bảo tồn bức bích họa ở chùa Diệu Đế:

Cần sự vào cuộc của các chuyên gia

TTH - Sau nhiều đắn đo, cuối cùng bức bích họa nổi tiếng “Long Vân Khế Hội” trên chánh điện chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP. Huế) sẽ được nhà chùa giữ nguyên hiện trạng, không hạ giải để phục vụ cho việc đại trùng tu như dự định ban đầu. Nhưng hiện tại nhà chùa vẫn đang lúng túng và gặp khó khăn trong quá trình bảo tồn.

Tìm phương án bảo tồn bức tranh Cửu long ẩn vân ở chùa Diệu Đế

 Dù được giữ lại nhưng việc bảo tồn, trùng tu ra sao bức tranh “Long Vân Khế Hội” vẫn là vấn đề nan giải

Bức tranh dài hơn 10m, rộng gần 11m, vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật. Tuyệt tác này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục “Bức tranh vẽ trên trần chánh điện xưa và lớn nhất Việt Nam” vào tháng 3/2008.

Đại đức Thích Hải Đức, Giám tự chùa Diệu Đế cho biết, kế hoạch hạ giải chánh điện, nơi có bức bích họa nằm trong phương án đại trùng tu với lý do xuống cấp nặng nề, mái ngói bị dột khiến mưa đọng trên trần nhà làm màu sắc bức bích họa bị loang lổ, ẩm mốc... Việc trùng tu này để đảm bảo an toàn cho tăng chúng lẫn phật tử đến sinh họa ở chùa. Tuy nhiên, theo Đại đức Thích Hải Đức trước ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu đề nghị giữ lại chánh điện để tìm cách bảo tồn bức bích họa nhà chùa đã rất đắn đo và đi đến quyết định đồng ý. Trước đó, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã có những buổi khảo sát, đánh giá chất lượng công trình, độ bền và tuổi thọ của các loại vật liệu, nhất là khu vực trần điện và hệ khung mái để tìm cách bảo tồn, phát huy giá trị bức tranh.

Thay vì hạ giải ngôi chánh điện cũ, nhà chùa sẽ giữ lại và xây chánh điện mới ở phía trước. “Việc quan trọng bây giờ lợp ngói lại để khỏi dột chánh điện, ảnh hưởng đến bức tranh. Sắp tới, chùa cũng mong các chuyên gia có tinh thần, kinh nghiệm trong việc bảo tàng giúp cho chùa trong việc này”, Giám tự chùa Diệu Đế cho hay.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông chia sẻ, cảm thấy vui khi hay tin chùa Diệu Đế đi đến quyết định giữ lại bức bích họa. Ông Thông đưa ra dẫn chứng rằng các bức bích họa ở cung An Định hay điện Phụng Tiên (Đại Nội) dù bị các rất nhiều lớp sơn hiện đại phủ lên nhưng các chuyên gia cũng cạy ra và phục dựng lại rất tốt. Trong khi đó, hiện trạng chánh điện chùa Diệu Đế có vài điểm rạn nứt và thấm dột, nhưng kết cấu kiến trúc (nền, móng, cột, kèo…) đang rất hoàn hảo, cho nên không thể gọi đây là một kiến trúc đe dọa sự an toàn, nếu chúng được tu sửa lại. “Việc quan trọng lúc này là chống dột, ẩm để khỏi bị hư thêm và ảnh hưởng đến bức tranh. Sau đó, căn cứ các nét vẽ để phục chế. Tôi nghĩ các chuyên gia thừa sức làm việc đó. Vấn đề đặt ra là ở đây là kinh phí chứ không phải kỹ thuật. Do vậy, các cơ quan văn hóa, nhà chùa… cần sớm tìm hướng giải quyết”, ông Thông nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế trân trọng việc giữ lại ngôi chánh điện và bức bích họa tuyệt mỹ của nhà chùa. Việc này không chỉ duy trì mà còn thổi hồn vào một di sản giá trị. Ông Hằng cho rằng, phải giữ nguyên hiện trạng, tiếp đó lên kế hoạch bảo tồn chi tiết như xử lý phần mái bị dột, gia cố phần móng, phục hội bức tranh… một cách cụ thể. “Cần có một hội đồng khoa học, những chuyên gia, nhà nghiên cứu… để làm việc này”, ông Hằng nêu ý kiến.

Ngoài ra, một số ý kiến khác đồng tình và ủng hộ việc giữ lại bức bích họa. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các bức bích họa cần có sự vào cuộc của các chuyên gia cùng với những giải pháp cụ thể.

Tương truyền tác giả của tác phẩm tuyệt mỹ “Long Vân Khế Hội” này là nghệ nhân Phan Văn Tánh, người đã vẽ bức tranh “Cửu Long Ẩn Vân” trên trần cung Thiên Định của lăng Khải Định. Thế nhưng, theo đại diện nhà chùa, cho tới thời điểm hiện tại nhà chùa chưa tìm thấy tài liệu nào có thông tin chính xác về tác giả, mặc dù chùa đã liên hệ được với một số người từng sống tại chùa Diệu Đế trong giai đoạn từ năm1951 trở về sau để tìm hiểu.

Bài, ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà

Về tổng thể, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TX. Hương Trà đã được tu bổ, tôn tạo dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên môn và theo quy định của Luật Di sản văn hóa. TX. Hương Trà cũng đang đối mặt với một số vướng mắc liên quan đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản này.

Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà
Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số trong tái hiện, khám phá di tích lịch sử văn hóa đang mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động cho du khách, giúp di sản trường tồn với thời gian.

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số
Return to top