ClockThứ Ba, 03/07/2018 14:47

Nhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mù màu

TTH.VN - Hãng tin Japan Times ngày 3/7 đưa tin, ngày càng có nhiều trường học ở Nhật Bản sử dụng nhiều loại phấn màu thân thiện để hỗ trợ trẻ em mắc tật mù màu dễ dàng tiếp cận với kiến thức.

WB tổ chức hội thảo báo cáo phát triển thế giới 2018 về giáo dụcTrung Quốc tăng thêm học bổng lôi kéo sinh viên quốc tếGiáo dục, hợp tác, chính sách bao trùm là chìa khóa chống khủng bốViện trợ giáo dục toàn cầu tăng 13% lên 13,4 tỷ USDLHQ công bố kế hoạch trị giá 10 tỷ USD cho giáo dục toàn cầuLào, Singapore ký biên bản ghi nhớ hợp tác giáo dục, môi trường

Nhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mắc tật mù màu. Ảnh: Japan Times

Tính đến thời điểm hiện tại, ước tính Nhật Bản có khoảng 3 triệu người mắc tật mù màu. Là một hệ thống giáo dục vẫn sử dụng hình thức bảng phấn truyền thống, các nhà hoạt động xã hội Nhật Bản đòi hỏi các giáo viên cần triển khai các biện pháp giảng dạy thân thiện hơn như sử dụng các loại phấn màu dễ phân biệt (CUD) để tất cả học sinh đều có thể nhận biết và tiếp thu đầy đủ số lượng kiến thức được truyền tải.

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu phổ cập giáo dục bình đẳng cho học sinh, một giáo viên tại tiểu học Tonohiraga ở Matsudo (tỉnh Chiba) đã thử nghiệm sử dụng phấn màu đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá trong công tác giảng dạy và mô tả Hán tự trên bảng đen. Sự  thay đổi này đã ghi nhận một kết quả vô cùng tích cực, khi hầu hết các học sinh mắc tật mù màu đã dễ dàng phân biệt màu sắc, từ đó tiếp thu bài giảng nhanh hơn thường lệ.

Giải thích có việc lựa chọn màu sắc này, các chuyên gia nhận định màu đỏ, vàng... là những màu sắc có thể phân biệt ngay trên nền bảng đen khi có ánh sáng hắt vào, do đó các màu sắc này đóng vai trò rất hữu ích trong công tác giảng dạy của giáo viên.

Trong một dữ liệu có liên quan, Hiroko Sakayori – một giáo viên tiểu học chia sẻ: “Từ giờ, tôi đã có thể sử dụng bất kỳ màu phấn nào khi muốn nhấn mạnh một kiến thức quan trọng. Phương pháp giảng dạy này thật sự rất hữu ích”.

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc hỗ trợ các học sinh tiếp thu kiến thức, giới chức Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp trợ giảng mới, cùng lúc lên kế hoạch triển khai nhiều kế hoạch giảng dạy khác với mục tiêu không bỏ lại bất kỳ học sinh nào trên con đường tiếp cận kiến thức.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

                      

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top