ClockThứ Bảy, 02/06/2018 07:11

Viện trợ giáo dục toàn cầu tăng 13% lên 13,4 tỷ USD

TTH.VN - Tờ Devdiscourse ngày hôm nay (2/6) đưa tin, Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu (GEM) mới nhất cho thấy, viện trợ cho giáo dục đạt mức cao nhất kể từ khi việc ghi chép bắt đầu vào năm 2002.

Giảm viện trợ cho giáo dục, đe doạ các mục tiêu toàn cầuQuỹ LHQ chi 3,5 triệu USD giúp khôi phục hệ thống giáo dục ở HaitiLHQ công bố kế hoạch trị giá 10 tỷ USD cho giáo dục toàn cầuGiáo dục trực tuyến trở thành công cụ quan trọng trong ngành giáo dụcASEAN, EU trao đổi về các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học

Mỹ, Vương quốc Anh và Ngân hàng Thế giới (WB) đóng góp gần 1/2 viện trợ cho giáo dục cơ bản. Ảnh: UNESCO

Theo đó, từ năm 2015-2016, viện trợ cho giáo dục tăng 1,5 tỷ USD, tương đương 13%, lên mức kỷ lục 13,4 tỷ USD.

Đáng chú ý, 2/3 mức tăng này được tính bằng sự gia tăng của viện trợ cho giáo dục cơ bản. Sau gần một thập kỷ trì trệ, viện trợ cho giáo dục cơ bản tăng 17%, từ mức 5,1 tỷ USD trong năm 2015 lên 6 tỷ USD vào năm 2016. Ngoài ra, viện trợ cho giáo dục trung học và sau trung học cũng tăng lên, nhưng với một số lượng nhỏ hơn.

Hồi tháng 2 vừa qua, GPE cam kết sẽ bổ sung nguồn quỹ cho năm 2018-2020. Trước đó trong năm 2016, GPE đã giải ngân 351 triệu USD cho các quốc gia có thu nhập thấp trong tổng số giải ngân trị giá 497 triệu USD.

Việc mở rộng và tăng cường các tổ chức tài chính đa phương, nhắm mục tiêu vào giáo dục cũng mang lại hy vọng cho nhiều sự tiến bộ hơn. Các cơ hội tài chính bên ngoài đầy đủ cho giáo dục nên có sẵn cho cả các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo viện trợ đi đến nơi cần thiết nhất và các cơ chế phối hợp thích hợp được thực hiện.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
Return to top