ClockChủ Nhật, 03/06/2018 14:47
Shangri-La 2018:

Giáo dục, hợp tác, chính sách bao trùm là chìa khóa chống khủng bố

TTH.VN - Khu vực Đông Nam Á đang chứng kiến ​​những quy mô mới của chủ nghĩa khủng bố, trong bối cảnh các phiến quân mới giờ đây bao gồm cả tầng lớp trung lưu, những người trẻ tuổi và thậm chí là gia đình... Cùng lúc đó, chiến thuật do các nhóm khủng bố sử dụng cũng liên tục biến đổi.

Shangri-La 2018: Biển Đông và Triều Tiên làm nóng chương trình nghị sựSingapore sẵn sàng cho Đối thoại Shangri-La 2018Vấn đề Bắc Triều Tiên có khả năng "thống trị" Đối thoại Shangri-La 2018Shangri-la: Ấn Độ kêu gọi quyền tiếp cận bình đẳng vùng biển quốc tế

Bà Ursula von der Leyen, Bộ trưởng Quốc phòng Đức phát biểu trong phiên họp toàn thể thứ 4 tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 17, diễn ra vào ngày 3/6. Ảnh: Straitstimes

Đó là những xu hướng và thách thức mới được các Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Philippines, Đức và Qatar nêu bật tại một phiên họp toàn thể của Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 17 vào ngày hôm nay (3/6).

Các nhà lãnh đạo cùng nhất trí rằng, Chính phủ các nước cần kết hợp một loạt biện pháp để đối phó với chủ nghĩa khủng bố.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen khẳng định: “Cần một mạng lưới để chống lại một mạng lưới”, cần có một nỗ lực kết hợp để phối hợp các ngành khác nhau của Chính phủ, từ thực thi pháp luật đến Quân đội.

"Chủ nghĩa khủng bố sử dụng những phương tiện hỗn hợp, nên đòi hỏi một sự phòng vệ hỗn hợp", bà Ursula von der Leyen nói thêm.

Bên cạnh đó, ông Khalid Mohammed Al Attiyah, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Qatar chỉ ra, không có nguyên nhân gốc rễ đơn nhất nào đối với khủng bố và "nhiều thành phần góp phần tạo nên chúng".

Thách thức đối với các Chính phủ là làm thế nào để đối đầu với những chiến thuật tuyển dụng và tài trợ ngày càng tinh vi, cũng như việc thực hiện những hành vi khủng bố, hiện đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội, chuyển giao điện tử và vượt qua biên giới.

Ngoài ra, khi được hỏi các nhà lãnh đạo sẽ chi số ngân sách được bổ sung vào đâu, nếu ngân sách chống khủng bố được tăng cường; ông Khalid Mohammed Al Attiyah cho biết, ngân sách sẽ được dùng để tăng cường giáo dục và tạo ra công ăn việc làm.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng, ngân sách sẽ được chi vào việc phát triển các hệ thống có thể theo dõi hành động của những kẻ khủng bố tiềm tàng, cũng như trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Straitstimes)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm
Return to top