ClockThứ Năm, 23/02/2017 19:52

Những cái tên đang bị quên dần

TTH - Một thời, khu phố Gia Hội với đường Chi Lăng là điểm đến của nhiều người Huế. Ở đó có nhiều công trình văn hóa và đặc biệt gần gũi là các rạp Cinéma Châu Tinh, Hoàn Mỹ.

Sau năm 1975, Châu Tinh được đổi tên thành rạp Gia Hội. Bao người đi xa vẫn thường nhắc và mỗi khi có dịp về thăm quê, họ đều tìm cách ghé thăm Châu Tinh, Hoàn Mỹ cũng như các rạp Hưng Đạo, Tân Tân (nay là Đông Ba) bên ni cầu Gia Hội, như một cách tìm về hoài niệm xưa.

Đã không ít người chạnh lòng khi nằm giữa một đường phố đông vui, vậy mà rạp Cinéma Hoàn Mỹ xưa chỉ còn là ngôi nhà hoang vắng. Gần sát cầu Gia Hội, rạp Châu Tinh khá rộn ràng nhưng đó là sự ồn ả của một nhà hàng. Rạp Tân Tân ngay trước chợ Đông Ba gồng gánh bao thứ dịch vụ khiến ai đó một lần ghé lại cũng phải xốn xang. Chỉ còn lại một mình rạp Hưng Đạo, nhưng xem ra cũng đã cũ kỹ lắm rồi giữa một đường phố lớn đang cố gắng bắt nhịp cùng xu thế phát triển chung của thành phố.

Người ta nói nhiều đến khó khăn. Nó đến từ phương thức kinh doanh đã lỗi thời và từ sự cạnh tranh gay gắt bởi các loại hình giải trí khác khi mà màn hình nhỏ đã trở nên phổ cập với những kênh truyền hình muôn sắc màu . Rồi nữa là bao thú vui đến từ internet, từ sự bùng phát của các quán cà phê, phòng trà ca nhạc hay tụ điểm karaoke . Rạp phim vắng người và đi dần vào im lặng như một lẽ tất nhiên của một điểm đến văn hóa tưởng chừng như đã đến lúc hết thời.            

Sự xuất hiện cụm rạp Lotte Cinema Huế hiện đại ở tầng 4 siêu thị Big C đặt ra một vài suy nghĩ. Suốt hơn 2 năm qua (ra đời từ tháng 10/2014), cụm rạp này vẫn đều đặn mỗi ngày 3 xuất chiếu và giới thiệu được nhiều tác phẩm điện ảnh có chất lượng của Việt Nam và thế giới đang có tác dụng thu hút khán giả, nhất là giới trẻ đến với nghệ thuật điện ảnh. Nó lại khiến ta chạnh nhớ đến những tên rạp một thời kia, vẫn có thể tồn tại và phát triển nếu ta không bỏ rơi và biết cách đầu tư đúng đắn.

Khi các rạp Cinéma Châu Tinh và Tân Tân đổi tên, nhiều người tiếc nuối. Bởi đó là những tên gọi đã đi sâu vào tiềm thức, là thương hiệu một thời góp phần tạo nên giá trị văn hóa Huế. Nhớ đầu những năm 1990, khi đất nước mới mở cửa, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế hiểu rằng, có thể thu được lợi nhuận nếu làm du lịch sống lại ở vùng đất Cố đô được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới năm 1993. Vậy nên, được sự cho phép của lãnh đạo tỉnh, năm 1994, Tổng Công ty du lịch Sài Gòn đã giành quyền tái thiết và phục hồi Khách sạn Morin.

Khách sạn Morin của ông Bogaert được xây dựng vào năm 1901 mang tên “Grand Hotel de Huế”, là khách sạn duy nhất vào thời điểm bấy giờ ở Huế. Khách sạn đã qua nhiều lần đổi chủ, được chuyển nhượng cho ông Guérin ( năm 1901) và gia đình Morin vào năm 1906. ừng là một địa điểm văn hóa. Rạp chiếu phim thơ mộng Cinéma Morin đầu tiên của thành phố nằm bên trong tòa nhà chính. Thư viện luôn thu hút đông đảo độc giả. Cũng một thời gian dài, khách sạn bị tàn phá bởi chiến tranh và từ năm 1957 đến năm 1989, là cơ sở của Đại học Huế. Những gì còn lại của một công trình khách sạn chẳng bao nhiêu, điều mà người ta hướng tới ở đây là cái tên, là thương hiệu Morin gắn với Huế và đã đi vào lòng bao thế hệ như một biểu tượng đáng tự hào.

So với Morin, những cái tên Châu Tinh, Hoàn Mỹ hay cả Tân Tân nữa khá bé nhỏ. Vậy nhưng, nó vẫn có được những giá trị có sức thu hút riêng, làm nên giá trị văn hóa. Đáng tiếc là chúng ta đã lãng quên và đang dần đánh mất...

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Return to top