ClockThứ Hai, 25/12/2017 16:11

Sắc màu cổ tích trong tranh Lê Quý Long

TTH - Còn nhớ một ngày đông, anh cùng tôi băng qua những con đường, qua những mảng màu và đường bay để thênh thang trên khoảng trống của những áng mây phiêu lãng, đó là lần cuối cùng tôi ghé nhà anh để xem loạt tranh mới mà anh vừa khai bút.

Tranh truyền thần của 9XGieo tình yêu tranh làng Sình

Họa sĩ Lê Quý Long bên cạnh tác phẩm tại tư gia.

Hình ảnh những con phố cổ ở Bao Vinh, Hội An, Nam Định, Hà Nội... mà Lê Quý Long đã đi qua đều lần lượt hiện lên trong tranh anh như một niệm khúc (Phố cổ). Anh đã quay vòng theo cuộc sống để cảm nhận được những niềm vui, những nỗi buồn rồi đêm về đối diện với tấm toan trắng, như mở cuốn sổ lòng để khám phá thế giới nội tâm của chính mình, mà ở đó là một tổng hòa cuộc đời, màu sắc và đường nét cứ thế tuôn ra theo dòng tâm thức của người nghệ sĩ.

Màu sắc trong tranh Lê Quý Long không tươi mới, không phiêu lãng cho dù anh vẽ mây, vẽ hoa (Tĩnh vật hoa sen), vẽ thiếu nữ, ẩn kín nơi mỗi hạt màu như đọng một vệt buồn tận trong xa hút, để khi chúng quyện vào nhau làm nên một bức tranh của hoài niệm về một tuổi thơ đầy trăn trở. Cuộc sống của những ngư dân ở các còn đò trên dòng sông Hương đã được tả thật trong tranh anh để ghi dấu một thời đoạn của xã hội, mà nơi đó là cả một thế giới khác lạ cùng những niềm hy vọng thanh cao như những đóa sen hồng (Đời sống trên sông).

Mỗi bức tranh của họa sĩ Lê Quý Long như một câu chuyện dẫn đưa người xem trở về với quá khứ, gợi nhắc những tiếng lòng con trẻ khi được nghe mẹ kể chuyện cổ tích (Thế giới của tôi). Những vòng cung lồng ghép và nối tiếp như vòng xoáy cuộc đời, ẩn sâu trong đó là những khuôn mặt ám gợi qua đôi mắt (Vòng cung cuộc đời).

Lê Quý Long đã miệt mài vẽ suốt mấy chục năm ròng rã, để rồi khi gác bút cũng là lúc trở về với bụi đất. Họa sĩ Đinh Cường nhận xét: "Anh luôn luôn hướng vào nội tâm để gìn giữ đường nét trầm tĩnh. Nội tâm chính là nguồn gốc của nhu cầu và khả năng sáng tạo, khiến cho không khí tranh anh bàng bạc một thế giới tĩnh mịch. Đường nét và màu sắc đầy cá tính. Anh thường dùng sắc độ Lục (ton vert) và một màu chính để từ chỗ tối đến chỗ sáng hoặc từ đậm đến nhạt khiến cho tranh anh có một sắc tính chung".

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường rất tâm đắc với nghệ thuật của Lê Quý Long qua những bình phẩm: "Anh vẽ gì? đó là câu hỏi đầu tiên và muôn đời của ý thức sáng tạo". Và Lê Quý Long vẽ chính sự sống. Trong cái nhìn chăm chú của họa sĩ, sự sống bị bắt quả tang trong từng khoảnh khắc xúc động nhất của nó là sự hoài thai, nảy mầm, thoát thân (Thiếu nữ và mặt nạ)... sự sống được ký thác trên vẻ đẹp vĩnh hằng của cơ thể người đàn bà, đến nổi nhựa sống trong cây cũng được luyện thành từ máu thịt của người thiếu nữ để nảy ra từ những lộc non (Thiếu nữ và ngựa tía)..."

Họa sĩ Lê Quý Long sinh năm 1944, quê ở Hương Thủy. Năm 1972 anh tốt nghiệp Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Huế, dạy tại Trường Quốc Học Huế. Anh tổ chức triển lãm lần đầu tiên tại Đà Nẵng, đã được các đồng nghiệp đánh giá cao. Năm 1973 anh triển lãm tại Huế và tại Sài Gòn năm 1974. Anh cũng là một trong những người đầu tiên mạnh dạn mở gallery ở Khách sạn Morin trên đường Lê Lợi, sau này anh chuyển về đầu đường Lý Thường Kiệt.

Lê Quý Long liên tục có những triển lãm cá nhân vào những năm 1990 và 1992 tại Huế, năm 1991 ở Đà Nẵng, ở TP. Hồ Chí Minh năm 1993, Hà Nội năm 1995 và Huế năm 1997. Đáng chú ý là triển lãm tranh với 50 tác phẩm về đề tài Hà Nội vào năm 2000 tại Huế nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm 1993, họa sĩ Lê Quý Long đã được giải thưởng văn học nghệ thuật Cố Đô lần thứ 2 năm 1993; tặng thưởng liên hoan mỹ thuật Bắc miền

Bài, ảnh: Lam Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Return to top