ClockChủ Nhật, 21/04/2024 13:47

Nặng lòng với nghiệp diễn

TTH - Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩVinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật2 nghệ sĩ múa Huế được phong tặng danh hiệu NSƯT

Với những đóng góp cho nghệ thuật, nghệ sĩ Trần Tuấn Lin vừa được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú 

Nghệ sĩ Trần Tuấn Lin (Phó Trưởng đoàn Ca kịch Cố đô Huế - Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế) là một trong 7 nghệ sĩ vừa được phong tặng NSƯT. Anh cũng là nghệ sĩ trẻ nhất của tỉnh được phong tặng dịp này.

Trở về từ Hà Nội sau đợt nhận danh hiệu, NSƯT Trần Tuấn Lin vẫn lâng lâng cảm xúc, hạnh phúc. “Đây là vinh dự của mỗi một nghệ sĩ khi làm nghề, cống hiến, được công chúng yêu mến và được ghi nhận. Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc vô cùng”, NSƯT Tuấn Lin xúc động. Với anh, sự ghi nhận này cũng là động lực để bản thân có thể cố gắng, cống hiến nhiều hơn nữa cho nghệ thuật nước nhà nói chung và vùng đất Cố đô Huế nói riêng.

Là diễn viên thành công ở lĩnh vực diễn viên ca kịch, hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, NSƯT Tuấn Lin đã góp mặt không biết bao nhiêu chương trình cũng như các vai diễn nổi tiếng. Đặc biệt, anh có duyên khi nhập vai các nhân vật nổi tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh… Những vai diễn ấy luôn để lại ấn tượng trong lòng khán giả từ cách diễn xuất, tài năng và làm nên một nghệ sĩ Tuấn Lin như ngày hôm nay. Không dừng lại ở vai trò diễn viên, anh còn đảm nhận dàn dựng, vai trò trợ lý đạo diễn cho các lễ hội lớn, như các kỳ festival Huế, các liên hoan, chương trình nghệ thuật… Đằng sau mỗi vai diễn, anh luôn trân trọng từng khoảnh khắc nghề và biết ơn đồng nghiệp hỗ trợ cũng như tình yêu khán giả dành cho mình.

Để có những thành công như ngày hôm nay, người nghệ sĩ ngoài 40 tuổi cho rằng, đó là cả quá trình vui có, buồn có với vô vàn gian truân, thử thách. Theo anh, đằng sau ánh hào quang, phút giây thăng hoa là quá trình lao động, khổ luyện không ngừng nghỉ ở phía sau sân khấu, không chỉ của một cá nhân mà cả sự nỗ lực của tập thể. “Đây là bộ môn mang tính tổng hợp, do vậy vai trò cá nhân chỉ là một phần nhỏ, chính tập thể mới tạo nên sự thành công. Mình cho rằng, tài năng của người nghệ sĩ rất quan trọng, nhưng nếu không biết rèn luyện, thì khó mà đi đến được vinh quang”, NSƯT Tuấn Lin trải lòng.

Nghệ sĩ thuộc biên chế Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế cũng tâm sự, dù sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình nhưng chính Huế là nơi nuôi dưỡng, vun đắp cho anh có được sự nghiệp thành công như ngày hôm nay. Không chỉ là cái nôi của văn hóa lễ hội, Huế còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của nhân loại và với vai trò là người nghệ sĩ, anh rất tự hào khi thừa hưởng, góp phần gìn giữ di sản ấy, trong đó có bộ môn nghệ thuật truyền thống sân khấu Ca kịch Huế.

Một trong những điều mà anh trăn trở đó là những di sản này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn của thời đại. Khi công nghệ phát triển, các kênh giải trí trở nên đa dạng cũng là lúc sự quan tâm với nghệ thuật truyền thống của khán giả, đặc biệt là khá giả trẻ không còn mặn mà như trước. “Mong rằng sẽ có các chính sách để gìn giữ nghệ thuật truyền thống, bởi đó không chỉ là hồn cốt mà còn là tài sản vô giá của dân tộc”, NSƯT Tuấn Lin hy vọng và cũng kêu gọi các bạn trẻ tìm hiểu, khám phá nghệ thuật truyền thống nói chung và Ca kịch Huế nói riêng, để thêm yêu hồn cốt văn hóa dân tộc.

Phan Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

TIN MỚI

Return to top