Thế giới Bình luận
Thủ tướng Đức Angela Merkel và tương lai của EU
TTH - Một bài phân tích của hãng truyền thông quốc tế Deutsche Well mới đây cho rằng, khi đề cập đến các nhà lãnh đạo chính trị nổi bật ở châu Âu, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel luôn là người đứng đầu danh sách. Nhiều quan chức của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định, không có nghi ngờ gì về sự ổn định của nước Đức. Đức có một chính phủ ổn định và một thủ tướng “có khả năng hành động”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP
Tuy nhiên, cuối tháng trước, bà Merkel tuyên bố sẽ rút lui khỏi cuộc đua vào vị trí Thủ tướng nhiệm kỳ kế tiếp. Các nhà lãnh đạo EU nhận định rằng, điều này cho thấy phần nào sự mất quyền lực của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất châu Âu và sẽ là nguy cơ lớn đối với khối này.
Vai trò với EU
Theo tờ Politico, sự rút lui của Thủ tướng Merkel sẽ là một bước ngoặt lớn đối với EU. Không có nhà lãnh đạo nào thống trị các vấn đề châu Âu như bà trong suốt 13 năm qua. Có thể nhiều người khác đã xây dựng châu Âu, nhưng chính bà Merkel là người đảm nhận nhiệm vụ khó hơn nhiều khi duy trì và gắn kết các nước trong khối với nhau.
Vì lẽ đó, việc bà Merkel ra đi sẽ tạo ra một khoảng trống chắc chắn là điều không thể tránh khỏi, bất kể người đứng trên vị trí lãnh đạo chính trị của Đức kế nhiệm bà là ai.
Trong nhiều năm, tại bất kỳ cuộc họp nào của các nhà lãnh đạo châu Âu, mọi ánh mắt đều đổ về phía bà Merkel. Không có gì được quyết định cho đến khi Thủ tướng Đức lên tiếng. Nhiều người cho rằng điều đó đơn thuần chỉ vì quy mô và quyền lực của nước Đức. Tuy nhiên, theo những người đồng nghiệp của bà, đó chỉ là một phần nguyên nhân.
“Bà Merkel nhận được sự tôn trọng, thậm chí từ cả những người bất đồng quan điểm với bà”, một Thủ tướng kỳ cựu phe trung hữu, người đã quan sát bà Merkel trong vô số các cuộc họp thượng đỉnh suốt nhiều năm qua nhận xét.
Với vai trò đó, không khó để hiểu vì sao ngay cả những người thường chỉ trích bà Merkel cũng đang rất lo ngại về khả năng ra đi của bà trong thời gian tới. Điều gì sẽ xảy ra với các vấn đề của châu Âu nếu quyền lực của Thủ tướng Đức Merkel bị suy yếu, nhất là với các chính sách đang rất được quan tâm hiện nay?
Bảo vệ đồng euro và các kế hoạch khác
Giữa bối cảnh nhiều thách thức hiện tại, Pháp và Đức đang lên kế hoạch về một giải pháp để bảo vệ đồng euro và chuẩn bị tốt hơn cho eurozone trước các cuộc khủng hoảng. Mới đây, 2 nước đã đạt được thống nhất về những điểm chính trong kế hoạch ngân sách cho khu vực và đệ trình lên các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung tại Brusells (Bỉ). Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 18/11 cũng đã có chuyến thăm Đức và có các hoạt động chung với Thủ tướng Angela Merkel, trong một động thái nhằm thắt chặt mối quan hệ Pháp – Đức và thúc đẩy các dự án châu Âu đầy tham vọng. Giới chuyên gia cho rằng, Tổng thống Pháp cần có sự hợp tác của nhà lãnh đạo Merkel cho một liên minh ngân hàng toàn diện, và cần bà ở một vị thế chính trị vững chắc để thực hiện điều đó, bao gồm cả sự ủng hộ của phe bảo thủ trong Nghị viện Đức.
Ủy viên châu Âu phụ trách Kinh tế, Tài chính và Thuế quan Pierre Moscovici từng bày tỏ lo ngại rằng, những bất đồng về ngân sách có thể leo thang nếu Đức không đứng ra làm trung gian hòa giải. Rõ ràng, tới thời điểm hiện tại, nước Đức dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Merkel nói riêng và liên minh Đức-Pháp nói chung vẫn được xem là trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) và có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của EU.
Sau khi Thủ tướng Merkel tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo CDU, Ủy viên châu Âu về Ngân sách và Nhân sự Günther Oettinger vẫn tuyên bố ủng hộ bà bởi EU vẫn muốn thấy bà Merkel tại vị trong 3 năm tới, bởi bà chính là người giúp mang lại sự ổn định cho khối trong những thời điểm rối ren.
TỐ QUYÊN
(Tổng hợp và lược dịch từ Deutsche Well & Politico)
- Indonesia là quốc gia lạc quan thứ 3 trên thế giới (22/02)
- JLL: 2019 sẽ là năm mạnh mẽ cho đầu tư khách sạn (21/02)
- Các công ty khởi nghiệp châu Á “khát” đầu tư nước ngoài (21/02)
- Việt Nam nổi lên như thị trường bất động sản đắt giá ở Đông Nam Á (21/02)
- Anh cam kết tài trợ 19,5 triệu USD vào lĩnh vực năng lượng sạch ở Indonesia (21/02)
- Khai mạc Năm giao lưu truyền thông Trung Quốc-ASEAN tại Bắc Kinh (21/02)
- Đức khẳng định sớm ký và phê chuẩn EVFTA (21/02)
- Chủ tịch EC và Thủ tướng Anh có cuộc gặp 'mang tính xây dựng' (21/02)
-
Đức khẳng định sớm ký và phê chuẩn EVFTA
- Các công ty khởi nghiệp châu Á “khát” đầu tư nước ngoài
- Anh cam kết tài trợ 19,5 triệu USD vào lĩnh vực năng lượng sạch ở Indonesia
- Việt Nam nổi lên như thị trường bất động sản đắt giá ở Đông Nam Á
- WHO: Chi tiêu cho y tế chiếm 10% GDP toàn cầu
- Indonesia nới lỏng yêu cầu hoàn thuế VAT cho du khách nước ngoài
- Châu Á - Thái Bình Dương chưa sẵn sàng với trí tuệ nhân tạo
- Các loại hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người tiểu đường
- EU nhất trí giảm 30% khí thải CO2 từ xe tải và xe buýt vào năm 2030
- Tổng thống Nga Putin đọc thông điệp liên bang năm 2019
-
Cung cấp dữ liệu tốt có thể giúp giảm gánh nặng ung thư ở trẻ em
- Mỹ muốn “tiến xa nhất có thể” với Triều Tiên trước thềm Thượng đỉnh
- ASEAN sẽ dựa vào nhu cầu nội địa để tăng trưởng trong năm 2019
- Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
- ASEAN tập trung phát triển nông lâm nghiệp
- LHQ: Khủng hoảng nhân đạo ở Yemen vẫn tồi tệ nhất thế giới
- Du lịch Đông Nam Á tăng giá
- ASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vực
- Hệ thống máy tính các chính đảng Australia bị tin tặc tấn công
- Honda sẽ đóng cửa nhà máy ở Anh vào năm 2022