ClockThứ Tư, 20/06/2018 09:33

Đức-Pháp thống nhất một loạt cải tổ quan trọng cho EU

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhất trí đưa ra một loạt các chính sách quan trọng liên quan đến EU.

Đức, Pháp đẩy nhanh thỏa thuận cải tổ Khu vực đồng tiền chung châu ÂuPháp, Đức cam kết tạo động lực mới cho châu ÂuĐức, Italy và Pháp bất đồng về quỹ quốc phòng EU

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Đức-Pháp tại lâu đài Meseberg ở phía Bắc thủ đô Berlin của Đức chiều 19/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, hai bên đã tìm được tiếng nói chung trong một loạt các vấn đề quan trọng của Liên minh châu Âu.

Tổng thống Pháp Macron (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

Cụ thể, đối với vấn đề kiểm soát người tị nạn hiện đang gây căng thẳng rất lớn tại nhiều nước châu Âu, Thủ tướng Đức Merkel cho biết, hai nước Đức và Pháp nhất trí sẽ tăng đáng kể ngân sách và quân số cho lực lượng Frontex vốn có trách nhiệm tuần tra và kiểm soát biên giới ngoại vi của Liên minh châu Âu.

Quân số của lực lượng này hiện chỉ có khoảng 1.000 người nhưng Tổng thống Pháp Macron muốn tăng lên tới 10.000 người để biến Frontex thành lực lượng biên phòng thực sự của Liên minh châu Âu.

Ngoài ra, một biện pháp khác là xây dựng một cơ sở tiếp nhận và phân loại người tị nạn nằm ngoài lãnh thổ châu Âu, để sàng lọc ngay từ đầu những người tị nạn chính trị cần được bảo vệ với những người thuộc dạng tị nạn kinh tế.

Trên thực tế, Đức-Pháp trước đây luôn phản đối kế hoạch này nhưng nay buộc phải thay đổi quan điểm do cả bà Angela Merkel lẫn ông Emmanuel Macron những ngày qua đều đang bị chỉ trích và phải đối mặt với sức ép rất lớn tại Đức và Pháp trong giải quyết khủng hoảng tị nạn.

Bên cạnh vấn đề người tị nạn, một chủ đề đặc biệt quan trọng khác là việc thiết lập một ngân sách chung cho khu vực đồng tiền chung châu Âu eurozone cũng đã ghi nhận một bước tiến lớn khi phía Đức chính thức ủng hộ ý tưởng này của Pháp. 

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron cho rằng, đây là bước tiến lớn trong thời điểm châu Âu phải đối mặt với sự thật: “Chúng ta hiện đang tiến vào giai đoạn thứ hai của đồng tiền chung châu Âu. 

Điều dễ nhận thấy là chúng ta đã không thực sự thành công, cả trong việc biến đồng Euro thành một tiền tệ đủ sức thay thế hoàn toàn đồng Dollar Mỹ, cả trong việc biến khu vực đồng tiền chung thành một không gian có một cơ chế đồng thuận đủ mạnh và đủ vững chắc để chống lại những cuộc khủng hoảng hệ thống như đã từng chứng kiến. Đó là lí do ngày hôm nay chúng tôi muốn đạt được một thoả thuận trọng đại”.

Theo thông báo của Thủ tướng Đức Merkel, việc xây dựng ngân sách chung cho khu vực đồng tiền chung sẽ đi theo hướng cải thiện và nâng cao vai trò của Cơ chế bình ổn châu Âu, để biến cơ chế này thành một dạng như Quỹ tiền tệ châu Âu.

Hai nhà lãnh đạo Pháp-Đức cũng cho biết, chủ đề này sẽ chính thức được bàn thảo trong Thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra trong hai ngày 28 và 29/6 tới tại Brussels và lộ trình đặt ra là đến năm 2021, 19 nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chính thức có một ngân sách chung.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
“Điểm tựa” vốn vay chính sách

“Biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, gia đình tôi đã sử dụng vốn vay thật hiệu quả để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống” - chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) chia sẻ.

“Điểm tựa” vốn vay chính sách
Return to top