ClockThứ Tư, 14/08/2019 12:56

Tính thiêng và dấu xưa còn lại

TTH.VN - Thật không ngoa khi bảo rằng, tháng bảy âm lịch ở Huế là tháng của lễ hội. Cùng với lễ hội điện Hòn Chén lần 2 vào dịp Thu tế là Vu lan. Còn nữa là vô số hội làng Thu tế khi “tháng bảy, nước nhảy lên bờ” khiến ai đó cũng phải xốn xang.

Nhiều lễ hội sẽ diễn ra trong tháng 7 âm lịch này (ảnh minh họa). Ảnh: L.Thọ

Có thể nói, gắn liền với sự tích về Thiên Y A Na Thánh mẫu (mẹ xứ sở), với điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát, lễ hội điện Hòn Chén được xem là một fesival của văn hóa dân gian vùng sông nước Hương Giang. Vào dịp này, sông Hương tấp nập thuyền bè với cờ phướn, hương án đủ sắc màu, hành hương về điện Hòn Chén.

Con số thống kê chưa thật chính xác trên 300 ngôi chùa, trong đó có chừng 100 ngôi chùa cổ cho thấy vị thế “Kinh đô Phật giáo” một thời của Huế. Cùng với Phật đản (Rằm tháng tư), Vu lan (Rằm tháng bảy) là 2 lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm. Không chỉ được tổ chức ở các chùa lớn nhỏ, Vu lan còn lễ cúng tại gia và vì thế, vào dịp này Huế ngập tràn sắc màu lễ hội.

Bàn về những bất cập ở các lễ hội, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho rằng, “lỗi nằm ở sự thiếu giáo dục về cái thiêng - tôn giáo”. Đến với chùa Huế dịp Vu lan, ít bắt gặp những xô bồ với lễ vật rình rang và bao lời cầu xin lợi lộc mà là thay vào đó là sự than thản, yên bình lộ rõ trên từng nét mặt. Để rồi cảm nhận, đúng như Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn nhận xét, khi “cái thiêng” sai lầm được gỡ bỏ thì hành vi thực hiện niềm tin ngoài trần thế sẽ không còn lệch lạc.

Chợt hiểu hơn, khi mà lễ hội ở nước ta ít nhiều phôi phai và lệch chuẩn thì các lễ hội tháng bảy ở Huế vẫn lưu lại những dấu xưa một thời. Ví như du khách và các tín đồ thập phương đến dự lễ hội, ngoài việc chiêm bái, còn được tận mắt chứng kiến hệ thống di sản kiến trúc "Trùng thiềm điệp ốc" (tức kiểu nhà kép hai mái trên một nền) đậm chất triều Nguyễn được tu sửa và mở rộng từ đời Minh Mạng.

Vừa bước sang tháng bảy, buổi sáng ngủ dậy đã nhận cú điện thoại  từ quê, làng mời về dự tế thu. Vậy là, lòng dạ cứ mãi nôn nao. Đã có bao nhiêu lời bàn về hội làng. Riêng tôi, đó dịp tri ân, tưởng niệm về một thời cha ông “dựng làng, lập ấp”. Nơi ngôi đình làng Dã Lê Thượng nhìn ra cánh đồng làng thân quen, chợt thấy ấm áp lạ khi được nghe tiếng chuông và được ngắm nhìn bậc cha chú hay anh em cùng lứa xúng xính trong trong lễ phục khăn đóng, áo dài.

Tôi nghĩ, về với lễ hội, đơn giản với bao người Huế là tâm nguyện tìm lại dấu xưa mà trong cuộc sống thường nhật mưu sinh đầy những bề bộn, đôi khi ta đã lãng quên.

Đình Nam

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Lễ hội  bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số
Return to top