ClockThứ Tư, 10/04/2024 10:33

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

TTH.VN - Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộTổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc Văn hóa Huế

 Đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam đi qua nhiều tuyến phố chính  

Lễ hội điện Huệ Nam do Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp Ban bảo trợ điện Huệ Nam tổ chức, vừa chính thức khai hội vào sáng 10/4, diễn ra trong 2 ngày.

Từ sáng sớm, các thánh đồng, đạo hữu đã thực hiện nghi lễ tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo. Sau đó là lễ rước đường bộ từ nơi này lên khu vực Nghinh Lương Đình. Đoàn rước đi qua các tuyến đường trung tâm, dọc theo bờ Bắc sông Hương như Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn trước khi dừng tại Nghinh Lương Đình.

Với quãng đường gần 3km, đoàn rước với các hương án và hàng trăm thánh đồng, đạo hữu trong trang phục truyền thống, cờ phướn đã tạo nên không khí lễ hội trang nghiêm nhưng cũng đầy sôi động khi đón nhận sự chào đón của đông đảo người dân, du khách.

Sau khi thực hiện nghi lễ cáo yết cầu an ở Nghinh Lương Đình, đoàn rước lần lượt xuống các thuyền rồng và di chuyển đến điện Huệ Nam để tiến hành nghi lễ quan trọng khác như Lễ Chánh tế, cầu nguyện Quốc thái dân an và Lễ Hoàn tạ.

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Lễ hội được xem như là một Festival về văn hóa dân gian trên sông Hương.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

 Từ sáng sớm, ban tổ chức đã tiến hành lễ cáo
Thánh đồng, đạo hữu tụ hội về Huế tham dự lễ hội

Nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường bộ từ 352 Chi Lăng đến Nghinh Lương Đình với quãng đường hơn 3km

 
 Người dân hai bên trường vừa xem, vừa tranh thủ ghi hình nơi có đoàn rước ngang qua
 Đoàn rước đến Phu Vân Lâu và rẽ vào Nghinh Lương Đình
 Đoàn rước bộ tạo điểm nhấn cho lễ hội  
 Du khách nước ngoài thích thú với lễ hội vừa trang nghiêm vừa rực rỡ
 Các nghi lễ  được tiến hành  tại Nghinh Lương Đình
Đoàn rước lần lượt xuống các thuyền rồng và di chuyển đến điện Huệ Nam  

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng

Lần thứ 2 trở lại Cố đô Huế, Lễ hội Ánh sáng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho công chúng.

Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng
101.000 lượt khách đến Cố đô dịp Festival Huế

Thống kê từ Sở Du lịch cho biết, ước 7 ngày từ 6/6 – 12/6, có khoảng 101.000 lượt khách đến tham quan, du lịch và trải nghiệm các hoạt động trong Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

101 000 lượt khách đến Cố đô dịp Festival Huế

TIN MỚI

Return to top