Thế giới

Trung Quốc cân nhắc vũ trang cho lực lượng dân quân biển trên Biển Đông

ClockThứ Hai, 03/08/2015 14:00
TTH.VN - Trung Quốc đang cân nhắc khả năng vũ trang cho lực lượng dân quân biển của nước này trên Biển Đông trong thời gian tới. 


Tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Nhà nghiên cứu Zhang Hongzhou tại Viện nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam của Singapore ngày 1/8 nhận định dân quân biển của Trung Quốc lâu nay không nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức của chính phủ nước này.

Thời gian qua, các tàu của lực lượng này thường được sử dụng để tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau tại vùng biển có tranh chấp, như giải cứu các tàu thuyền mắc kẹt hoặc tiến hành các hoạt động gây tranh cãi.

Nhằm tăng cường khả năng của lực lượng dân quân biển, Trung Quốc lần đầu tiên cân nhắc khả năng vũ trang cho các tàu đánh bắt cá xa bờ.

Trích dẫn một báo cáo được tờ The Diplomat đăng tải, ông Zhang Hongzhou cho rằng quyết định nêu trên nếu được Bắc Kinh thực hiện sẽ trao thêm sức mạnh cho lực lượng dân quân biển của quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Vai trò của lực lượng dân quân biển Trung Quốc đã bắt đầu được quan tâm từ đầu năm 2013 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Tanmen, một làng chài ở đảo Hải Nam.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch Tập Cận Bình từng cho rằng nhiệm vụ của lực lượng dân quân biển Trung Quốc không chỉ là về các hoạt động đánh bắt ca trong khu vực mà còn cả về thu thập thông tin đại dương, cũng như ủng hộ các hoạt động xây dựng cải tạo đảo và bãi đá của chính phủ.

Một số nguồn tin cho biết có khả năng Trung Quốc đang tìm cách xây dựng hạm đội đầu tiên cho lực lượng dân quân biển.

Với nhiều nhà quan sát, thông tin trên không có gì quá bất ngờ khi Trung Quốc có thể dựa vào lực lượng này để kiềm chế căng thẳng tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia vì các hoạt động cải tạo đảo ngang ngược của mình.

Ngoài ra, việc sử dụng lực lượng dân quân biển ở khu vực đang có tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc cũng bị coi là một "chiêu trò" nhằm lập lờ giữa vai trò đánh bắt cá của các ngư dân hoặc để tiến hành các hoạt động trái phép tại Biển Đông mà Trung Quốc khó có thể sử dụng các lực lượng chính quy.

Mới đây, chính quyền tỉnh Hải Nam đã yêu cầu đóng 84 tàu cá cho lực lượng dân quân biển loại lớn. Theo dự kiến, 10 chiếc tàu đầu tiên sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2015 song hiện chưa rõ những chiếc tàu này có được trang bị vũ khí hay không.

Ngọc Anh (Theo Dantri)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top