Trung Quốc lộ kế hoạch lập mạng lưới giám sát biển
TTH.VN - Báo Khoa học Trung Quốc ngày 19/12 đưa tin Cục Hải dương guốc gia Trung Quốc mới đây đã công bố “Kế hoạch xây dựng mạng giám sát biển toàn quốc (2014-2020)”. Đây là một động thái nữa của Trung Quốc nhằm phục vụ mưu đồ kiểm soát các vùng biển trong khu vực.
Theo bản kế hoạch, đến năm 2020 Trung Quốc sẽ hoàn thành xây dựng mạng giám sát biển tổng hợp, bước đầu hình thành khả năng giám sát biển cả trên không, trên mặt biển và dưới biển.
![]() |
Tàu tuần duyên Nhật (trên) bám theo tàu hải giám của Trung Quốc trên vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9. |
Quy hoạch này được thực hiện nhằm thực hiện tham vọng của Trung Quốc đến năm 2020 sẽ trở thành siêu cường về biển.
Một quan chức của Cục hải dương Trung Quốc tiết lộ, nước này sẽ xây dựng mạng lưới giám sát biển bao trùm toàn bộ khu vực ven bờ, vùng biển ngoài khơi và vùng địa cực.
Để mạng lưới giám sát biển này hoạt động có hiệu quả, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ hoàn thành xây dựng các trạm đài giám sát ở ven biển, đài quan sát trên biển, trạm giám sát trên các đảo, xây dựng hệ thống radar cảnh báo, kết hợp với vệ tinh để bảo đảm giám sát toàn bộ khu vực biển, kể cả việc giám sát dưới đáy biển.
Động thái này của Trung Quốc sẽ gây lo ngại cho các quốc gia có chấp biển với Bắc Kinh, đồng thời sẽ làm căng thẳng ở Biển Đông, Hoa Đông ngày một leo thang.
Bắc Kinh có hàng loạt tranh chấp hàng hải với các quốc gia láng giềng, cụ thể là với Nhật Bản ở Hoa Đông, và với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và đảo Đài Loan ở Biển Đông.
Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có các hành động gây căng thẳng trong khu vực khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông hồi cuối năm ngoái. Trung Quốc đã triển khai trái phép một giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam hồi tháng 5 năm nay và thực hiện công tác cải tạo đất và xây dựng phi pháp trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Theo Dân Trí
- Những “cửa ải” Tổng thống Biden phải đối mặt trong ngày đầu cầm quyền (23/01)
- Câu chuyện của cô gái Việt quyết ở lại Vũ Hán trong suốt 76 ngày phong tỏa (23/01)
- Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch (23/01)
- Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Anh có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn (23/01)
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu (22/01)
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch (22/01)
- Việt Nam chia sẻ lo ngại về tình hình an ninh tại Cộng hòa Trung Phi (22/01)
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết (22/01)
-
Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch
- Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Anh có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết
- Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
-
Mục tiêu tiêm chủng vaccin COVID-19 cho người dân của ông Joe Biden có thể thực hiện được
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Tổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới
- Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ
- Anh mời Ấn Độ dự Thượng đỉnh G7
- Đức “chọn mặt gửi vàng”, chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Merkel
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Chính phủ của ông Biden sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm du khách đến Mỹ