Úc bị chỉ trích với mục tiêu khí thải mới
TTH.VN - BBC hôm nay (11/8) dẫn lời Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết, chính phủ Úc có kế hoạch cắt giảm 26%-28% lượng phát thải khí nhà kính so với mức năm 2005 vào năm 2030.
Các nhà lập pháp trong chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Tony Abbott hôm nay đã nhất trí với mục tiêu vào năm 2030 sẽ kiềm chế lượng phát thải khí carbon ít nhất 26% so với mức năm 2005, và cũng có thể tăng lên đến 28%, Thủ tướng Abbott nói.
Các nhà hoạt động cho rằng mục tiêu cắt giảm mới là không đủ. Ảnh: Ibtimes
Kế hoạch mới này có mức cắt giảm ít hơn so với cam kết cắt giảm của các nước lớn khác như Canada và Mỹ, đồng thời cũng thấp hơn mục tiêu đề ra trong một đề nghị dự thảo nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính của Úc lên tới 30% trong giai đoạn đó. Vì vậy, mục tiêu mới này đã vấp phải sự chỉ trích của các nước cũng như của các nhà hoạt động về môi trường.
Trong khi đó, Mỹ cam kết sẽ cắt giảm khí thải tổng thể từ 26%-28% vào năm 2025, so với năm 2005. Liên minh châu Âu cũng cam kết giảm 40% so với mức năm 1990 vào năm 2030.
Thông báo này được đưa ra trước một hội nghị quốc tế quan trọng ở Paris vào tháng 12 tới để thống nhất về chiến lược khí hậu toàn cầu mới.
Đến nay, Úc vẫn sử dụng nguồn than carbon gây ô nhiễm và là một trong những nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới.
Thủ tướng Abbott nói rằng, Úc phải song song bảo vệ sự phát triển kinh tế cùng lúc với việc giảm lượng khí thải. "Có những điều mà chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng: làm thế nào để thúc đẩy việc làm và tăng trưởng... và đối với chính sách biến đổi khí hậu cũng vậy," ông nói tại một cuộc họp báo ở thủ đô Canberra và khẳng định rằng, "chúng ta phải giảm lượng khí thải của đất nước mình, nhưng bằng những cách phải phù hợp với tiến trình tăng trưởng mạnh mẽ."
Thủ tướng Abbott cũng cho biết, chi phí để đạt được mục tiêu cắt giảm 26% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 sẽ tương đương với khoảng từ 0,2%-0,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Úc.
Nhà khoa học Tim Flannery đến từ Hội đồng Khí hậu – một nhóm nghiên cứu độc lập không vì lợi nhuận nói rằng, ngay cả khi Úc đạt được mục tiêu này, Úc sẽ vẫn phát ra lượng khí thải nhiều hơn so với Mỹ và "nhiều hơn đáng kể" so với Anh, tính trên cơ sở bình quân đầu người.
Cũng trong hôm nay, Thủ tướng Úc Abbott công bố sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào tháng 12/2015, khi các nhà lãnh đạo thế giới sẽ cố gắng tiến tới một thỏa thuận toàn cầu mới về việc cắt giảm lượng khí thải sau năm 2020. Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop sẽ đại diện Úc tham dự hội nghị.
Úc là một trong những nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới tính theo đầu người, do sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn dự trữ than đá dồi dào rẻ tiền để tạo ra điện. Các nhà phê bình cho rằng, tầm quan trọng về mặt kinh tế của ngành than giải thích lý do tại sao Thủ tướng Abbott phản đối việc sử dụng các tua-bin gió trên lãnh thổ nước Úc.
Tố Quyên (lược dịch từ BBC & AP)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt (24/02)
-
Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7