ClockThứ Ba, 07/02/2012 11:05

Vẫn chưa có giải pháp khả thi

TTH - Được đưa vào vận hành từ năm 2004, (và được nâng cấp trong những năm sau đó) thời gian đầu, công trình nước tự chảy ở Hương Sơn và Thượng Lộ (Nam Đông) đã cho thấy tính hiệu quả trong việc nâng cao đời sống dân sinh. Đó là khi người dân đã có thể chủ động được phần nào nguồn nước qua hệ thống bể chứa, ống dẫn.
Sự phát huy hiệu quả của hệ thống này không chỉ trong sinh hoạt ngày thường của trên 300 hộ dân mà còn cả cung cấp một phần nguồn nước tưới cho cây trồng, vật nuôi. Đây cũng là điều mà nhiều người dân ở các địa phương khác trên địa bàn Nam Đông mong mỏi được nhân diện, giải quyết khó khăn, đảm bảo nguồn nước sạch trong đời sống hàng ngày.
 
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, công trình nước tự chảy ở Nam Đông đã hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Sự xuống cấp này đã không chỉ làm mất đi tác dụng của một công trình được đầu tư tiền tỷ mà còn cho thấy sự lãng phí khi nó không được quản lý và phát huy hiệu quả, tác dụng cũng như thể hiện rất rõ sự thiếu trách nhiệm đối với sự quan tâm của đến đời sống cộng đồng của tổ chức NAC và chính quyền cấp tỉnh, huyện khi đưa vào nâng cấp theo chương trình 135.
 
 
Thời gian gần đây, báo Thừa Thiên Huế đã nhận được nhiều ý kiến phẩn hồi, xót xa về sự xuống cấp của công trình này. Nhiều cử tri cũng đã bày tỏ sự bức xúc của mình trong các cuộc tiếp xúc. Cùng với những thông tin mà bài viết ở trên đã đề cập, chúng tôi cũng được thông tin là có không ít hộ dân đã tự ý dẫn riêng nguồn nước tự chảy này chỉ để làm nguồn nước tưới cho ruộng/rẫy nhà mình một cách “thoải mái”, nhất là các hộ dân ở đầu nguồn, ảnh hưởng đến nguồn nước cho các hộ dân ở cuối nguồn hoặc có hệ thống ống dẫn đi xa hơn. Điều này đã làm cho tính cộng đồng trong việc sử dụng nguồn nước không được chia sẻ, thậm chí đã dẫn đến những xích mích không đáng có. Đồng thời, cũng làm cho công trình nước tự chảy bị “thửa” riêng vì những lợi ích cục bộ. Đó cũng là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng cha chung không ai khóc.
 
 
Trao đổi mới đây với chúng tôi, anh Trần Xuân Bình, Bí thư Huyện uỷ Nam Đông cho hay, huyện đã có kế hoạch và có sự vận hành cụ thể để chấn chỉnh lại tình trạng này. Đó là việc xác lập lại vai trò quản lý của chính quyền sở tại, của các tổ quản lý thuộc cấp xã và việc tuyên truyền, giải thích, nâng cao ý thức của người dân trên địa bàn có công trình để cộng đồng cùng hưởng lợi. Để chấn chỉnh tình trạng việc cho nước tự chảy chảy thoải mái vào ruộng/rẫy/hồ cá của một số hộ dân đầu nguồn, huyện đã và sẽ tiếp tục việc lắp đặt đồng hồ nước, cho dù là công trình nước tự chảy để người dân có trách nhiệm và thấy rõ trách nhiệm của mình đối với các công trình phúc lợi. Ạnh Trần Xuân Bình cũng cho biết, ngay trong năm 2011 vừa qua, Nam Đông đã đầu tư 600 triệu đồng để nâng cấp công trình này ở các Hương Sơn và Thượng Lộ. Năm 2012 này, huyện cũng đã có kế hoạch đầu tư nâng cấp thêm để phục vụ tốt hơn lợi ích thiết thực của bà con trên địa bàn có công trình.
 
 

Thông tin liên quan:

>> Công trình nước tự chảy ở Nam Đông: Cha chung không ai khóc

Trong một vấn đề liên quan khác, đối với việc sử dụng nước máy tại thị trấn Khe Tre, dù đã được đầu tư với công suất 2000m3/ngày nhưng hiện mới chỉ sử dụng được 1/2, nguyên do là người dân có nhu cầu sử dụng rất cao nhưng việc rẽ nhánh và lắp đặt hệ thống dẫn nước về từng hộ còn khó do khoảng cách giữa điểm đặt máy và nhà dân có khoảng cách quá xa, đẩy giá thành lên cao.
 
Tại buổi làm việc của Thường vụ Tỉnh uỷ và các ban ngành tại Huyện uỷ Nam Đông cuối năm 2011, vấn đề này cũng đã được đưa ra. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt lại ở chỗ, để giải quyết được hệ thống phân nhánh, tạo điều kiện cho người dân trogn việc sử dụng nguồn nước sạch, kinh phí cần cho đầu tư vào khoảng gần 30 tỷ đồng. Nếu không có dự án thuộc Bộ hay các tổ chức phi chính phủ, không có sự hỗ trợ thêm từ nhà nước, từ nguồn xã hội hoá… thì xem ra, vấn đề này vẫn chưa có giải pháp khả thi.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Return to top