ClockThứ Hai, 05/12/2016 05:06

40 năm gắn bó với nghề

TTH - Dáng cao gầy, giọng nói nhẹ nhàng, thầy giáo Nguyễn Thuận Nam là mẫu người “lý tưởng” của các cô, cậu học trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Thuỷ Trường (TP. Huế) những năm 80 của thế kỷ trước.

Hơn 40 năm trôi qua, mỗi khi có dịp, học trò Thuỷ Trường xưa vẫn tụ tập bên thầy với những câu chuyện bất tận về một thời thơ ấu được thầy yêu thương, tận tình chỉ dẫn.

Thầy Nam và các em HS Trường THCS Hà Thế Hạnh

Là đứa con của Vĩnh Thành (Vĩnh Linh, Quảng Trị), tốt nghiệp sư phạm, thầy Nam nhận công tác tại Trường Thuỷ Trường. sau 4 năm công tác tại đây, thầy được phân công về làm cán bộ quản lý tại Trường THCS Hải Dương, một địa chỉ đặc biệt khó khăn của huyện Hương Trà. Gần 30 năm gắn bó với ngôi trường vùng sóng nước, từ khi trường còn là những dãy phòng học tạm bợ, dãy nhà tập thể trống trải, với tập thể là những giáo viên trẻ, thầy đã tạo nên một tập thể năng động, hết lòng vì đàn em ngay tại vùng đất đầu sóng ngọn gió của Hương Trà. Với sự hỗ trợ của ngành, thầy tham mưu với lãnh đạo địa phương và trực tiếp vận động bà con trong vùng đầu tư cho giáo dục, trường THCS Hải Dương cùng tập thể cán bộ, giáo viên từng bước thay đổi, trường khang trang, đội ngũ trưởng thành, toả đi các địa chỉ giáo dục trong thị xã. Riêng thầy Nam được điều chuyển về một địa chỉ mới - Trường THCS Hà Thế Hạnh.

Với công đầu của thầy chất lượng giáo dục của Trường THCS Hà Thế Hạnh đã có bước chuyển mạnh. giáo dục mũi nhọn sang trang mới, số giải học sinh giỏi (HSG) cấp thị xã, cấp tỉnh về văn hóa, máy tính cầm tay, IOE, Violympic và có huy chương Quốc gia tăng nhanh. HS được quan tâm khai thác tiềm năng theo hướng giáo dục toàn diện, nhiều em đạt huy chương tại Hội thi Tiếng hát hoa phượng đỏ, Hội khoẻ Phù Đổng... Thầy Nam hướng các hoạt động đoàn thể vào các sinh hoạt có ý nghĩa giáo dục lý tưởng cho HS, như thi “Chúng em hát Quốc ca”, “Ngày sách Việt Nam”, văn nghệ từ thiện... Là UVTV Công đoàn Giáo dục thị xã H­ương Trà phụ trách cụm Tứ Hạ, Hương Vân, thầy Nam nhiệt tình thúc đẩy các hoạt động chung của công đoàn ngành và thị xã; đưa cụm Tứ Hạ, Hương Vân thành cụm dẫn đầu các cụm công đoàn thị xã. Trường THCS Hà Thế Hạnh, Nguyễn Khoa Đăng, Tiểu học Hương Vân, Tứ Hạ 2, Lai Thành, mầm non Sơn Ca, Tứ Hạ, Hương Vân… là những đơn vị có hoạt động công đoàn phong phú, hiệu quả. Riêng trường THCS Hà Thế Hạnh được công nhận công đoàn vững mạnh liên tục, được LĐLĐ tỉnh khen thưởng. Là bí thư Chi bộ, thầy quan tâm lớp trẻ, tạo nguồn phát triển đảng viên rộng, xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu (2013,2014,2015). Với HS, thầy đã cùng giáo viên tạo nên nhiều sân chơi phong phú, phù hợp lứa tuổi, hút các em vào những hoạt động lành mạnh, hữu ích về trí tuệ và thể chất. chi đoàn và liên đội TNTP Hồ Chí Minh đ­ược công nhận vững mạnh.

Học sinh trường THCS Hà Thế Hạnh đã có cơ hội trưởng thành hơn. Năm học 2015-2016, trường vươn lên vị trí dẫn đầu các trường THCS của thị xã về các mặt. Nhiều năm liền, trường được công nhận Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Riêng năm học 2015-2016, Trường THCS Hà Thế Hạnh vinh dự nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Với trường THCS Hà Thế Hạnh, thành tựu hôm nay chính là nhờ vào sự chèo lái của người Hiệu trưởng Nguyễn Thuận Nam …

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn đại biểu tỉnh tham dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào

Từ ngày 4 - 6/4, đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay Lào và tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh Sê Kông . Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Nội chính, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ.

Đoàn đại biểu tỉnh tham dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào
Giỏi một nghề, biết nhiều nghề

Từng là đầu bếp của một nhà hàng hạng sang ở TP. Hồ Chí Minh, cháu gái tôi quyết định về lại Huế làm việc. Một buổi đi làm, buổi còn lại nhận làm bánh sinh nhật. Khách thấy mẫu mã đẹp lại đặt hàng nên có việc làm quanh năm. Cộng hai khoản tiền thu nhập, cháu tôi bắt đầu có tiền dành dụm.

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề
Giữ nghề đan chiếu Âmber

Theo tục lệ của người Tà Ôi, trong các lễ cưới hỏi truyền thống, người con gái sẽ phải mang theo chiếu sính lễ (chiếu Âmber) để thể hiện tình yêu thương đối với nhà trai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà đàng gái có thể đem một hoặc càng nhiều chiếu càng tốt. Phong tục này vẫn được lưu truyền, bởi thế, nghề đan chiếu Âmber vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay…

Giữ nghề đan chiếu Âmber
Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ

Bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ Trần Văn Anh bắt đầu từ năm 2015 đến nay đã được 9 năm đồng hành cùng với quý người già neo đơn, nghèo khó. Đây là chương trình giúp đỡ và bảo trợ đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các địa phương Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Hải Lăng (Quảng Trị).

Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ
Return to top