ClockThứ Ba, 11/06/2019 14:00

Bảo hiểm xã hội tự nguyện “bám dân, bám làng”

TTH - Năm 2018, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện tại Thừa Thiên Huế là 3.397 người, đứng thứ 3 toàn quốc và tính đến hết 31/3/2019, tăng lên 3.847 người. Để người dân tiếp cận với BHXH tự nguyện, cần sự chung tay của cộng đồng với tinh thần và quyết tâm “bám dân, bám làng”.

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tự an sinh cho chính mìnhĐóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để có lương hưuBảo hiểm xã hội tự nguyện, “đằng mô cũng lợi”

Giao dịch 1 cửa ở BHXH tỉnh

Bưu điện vào cuộc

Sáng 31/3, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ ra quân hưởng ứng phát động chương trình “Tuổi trẻ BHXH và Bưu điện (BĐ) tích cực tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện vì an sinh xã hội, vì lợi ích của Nhân dân”. Ngay sau lễ ra quân, 150 đoàn viên thanh niên được chia làm 50 nhóm thực hiện tuyên truyền và tư vấn chính sách BHXH tự nguyện đến với người dân trên địa bàn TP. Huế.

Từ năm 2014, BĐ Việt Nam trở thành đại lý chính thức của BHXH Việt Nam thực hiện công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Thời gian qua, BĐ tỉnh đã tích cực phối hợp với BHXH Thừa Thiên Huế triển khai hiệu quả công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, xem đây là nhiệm vụ chính trị, thể hiện sự tham gia ngày càng hiệu quả của BĐ tỉnh và công tác an sinh xã hội tại địa phương.

Thống kê ở Thừa Thiên Huế, hiện có 1.501 người tham gia BHXH tự nguyện do BĐ quản lý thu, tăng 245 người so với tháng 12/2018. Các BĐ huyện đã thật sự vào cuộc với việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền và đã huy động số người tham gia BHXH tự nguyện đáng khích lệ. Các BĐ Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc và A Lưới đã có sự phối hợp tốt với BHXH các huyện trong việc chọn địa điểm tuyên truyền, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhân viên đại lý thu BĐ trực tiếp đến tận nhà dân trước và sau khi tổ chức hội nghị để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Đồng hành cùng với BHXH, ngoài BĐ còn có các xã (phường, thị trấn). Tính đến ngày 31/3/2019, đại lý thu UBND các xã, phường, thị trấn đang quản lý thu 2.346 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 389 người so với tháng 12/2018.

Nhiệm vụ trọng tâm

Đầu năm 2019, BHXH huyện Phú Vang phối hợp với BĐ huyện tổ chức 6 hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện tại các thôn, xóm. Qua đó, vận động được 76 người tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến 30/4, toàn huyện Phú Vang có 454 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 378 người so với cùng kỳ năm trước. Cán bộ BHXH và nhân viên đại lý thu đã tiếp cận và vận động được người dân tham gia, thậm chí xuống tận nơi, gặp gỡ, tiếp xúc với các nhóm đối tượng tiềm năng để tư vấn cho người dân hiểu được những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện. Người dân hưởng ứng rất tích cực và thực sự đã tạo sự lan tỏa chính sách trong cộng đồng.

Năm 2018, BHXH huyện A Lưới vận động, phát triển được 287 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 143.5% và 47.530 người tham gia BHYT, đạt 100,22% so với kế hoạch BHXH tỉnh giao. Bên cạnh khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy các tập thể và cá nhân tiếp tục hoàn thành vượt chỉ tiêu các nhiệm vụ được giao, UBND huyện nghiêm túc phê bình các đơn vị chưa thực hiện tốt công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Năm 2019, UBND huyện A Lưới yêu cầu BHXH huyện xem phát triển BHXH tự nguyện là một nhiệm vụ hoạt động trọng tâm.

Tại hội nghị đánh giá công tác BHXH trên địa bàn năm 2018 vào cuối tháng 5 vừa qua, UBND thị xã Hương Trà nghiêm khắc phê bình 4 UBND xã, phường, gồm Hương Xuân, Hương Thọ, Hương Bình và Hồng Tiến đã không phát triển được đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2018. Năm 2019, Phó Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu UBND các xã, phường trao đổi, phối hợp với các đoàn thể để phát triển mạng lưới đại lý thu, đảm bảo tối thiểu có ít nhất 1 nhân viên đại lý thu trên 1 thôn, tổ dân phố và mong muốn phấn đấu ít nhất có 2 nhân viên đại lý thu trên 1 thôn, tổ dân phố.

Cũng tại hội nghị này, ông Nguyễn Xuân Tiếu, Phó Giám đốc BHXH Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, cần tăng cường hơn nữa vai trò của các ban, ngành, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra vì lợi ích của người tham gia. Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức, khả năng lĩnh hội của người dân nhất là tuyên truyền tính nhân văn của mục tiêu BHXH tự nguyện. Công tác tuyên truyền phải đảm bảo được chiều sâu, độ bao phủ với tần suất hợp lý. Bên cạnh đó, cần đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả để triển khai trong năm 2019, tăng cường diện bao phủ đại lý thu trên địa bàn thôn, tổ dân phố.

Khó khăn trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người lao động ở nông thôn và những người lao động tự do có mức thu nhập thấp lại bấp bênh. Đa số họ chưa có thói quen tham gia BHXH khi còn trẻ để hưởng lương hưu khi tuổi già. Để người dân hiểu được lợi ích và tự giác tham gia BHXH tự nguyện, cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng, trong đó vai trò chủ công thuộc về BHXH, với tinh thần và quyết tâm “bám dân, bám làng”.

Bài, ảnh: Ngọc Dung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Return to top