ClockThứ Sáu, 23/11/2018 15:00

Bảo hiểm xã hội tự nguyện, “đằng mô cũng lợi”

TTH - Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) đã và đang là vấn đề được dư luận ở Thừa Thiên Huế quan tâm. Biết rằng, "đằng mô cũng lợi", nhưng vì những lý do khác nhau, không phải ai cũng có điều kiện và tự nguyện tham gia.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyệnBHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoàiBảo hiểm xã hội Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển

Vận động tiểu thương tham gia BHXH tự nguyện

Cách tính của nhà nông

Gần 60 tuổi, ông Trần Trai ở xã Điền Lộc (Phong Điền) mới bắt đầu tham gia BHXHTN. Ông bảo, ban đầu vợ con ông phản đối dữ lắm, lúc trẻ không tham gia, lớn tuổi rồi đóng BHXH làm chi nữa, chẳng may qua đời thì “tiền mất, tật mang”. Suy đi tính lại, cuối cùng ông vẫn quyết định tham gia. Ông Trai là thành viên Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Điền Lộc, thuộc loại “dân bầu, xã cử” nên không bận tâm gì đến tuổi nghỉ hưu, còn sức khỏe là còn làm việc, cứ đóng đủ 20 năm thì hưởng chế độ hưu trí. Ông Nguyễn Văn Nghĩa, cùng ở Điền Lộc, tâm sự: “Chúng tôi thực sự lo lắng vì bữa nay con cái đi làm ăn xa. Sức lao động không còn, không có tiền bạc tích lũy nên sẽ rất khó khăn. Tôi mong muốn tham gia BHXHTN để có lương hưu, hay ít ra khi qua đời cũng được Nhà nước hỗ trợ tiền mai táng phí, tử tuất… ”.

Chính cái lợi đã thu hút những nông dân như ông Trai hay ông Nghĩa tham gia BHXHTN. Ví như trường hợp ông Trần Trai khi tham gia BHXHTN đã xấp xỉ 60 tuổi, cái tuổi về hưu của cán bộ, công chức. Theo quy định, ông đóng trong vòng 10 năm (đến 70 tuổi) thì 10 năm còn lại được quyền đóng 1 lần để được hưởng lương hưu ngay từ tháng liền kề. Còn nếu đóng trong vòng 5 năm nhưng không may qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng tiền tuất, mai táng phí và nhận lại số tiền đã đóng. Đóng dưới 5 năm nhưng không có khả năng đóng tiếp, sau một năm, ngành BHXH sẽ trả lại số tiền đã đóng cho ông. Với cách tính này, ông Trai và những người cùng hoàn cảnh không lo mất tiền mà tính ra "đằng mô cũng lợi".

Kinh nghiệm từ Quảng Điền

Cái lợi đã rõ ràng nhưng không phải ai cũng nhìn thấy được. Nó đòi hỏi ngành chức năng phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Huyện Quảng Điền là một điển hình. Lãnh đạo BHXH huyện trực tiếp làm việc với các xã, thị trấn trên địa bàn nhằm tranh thủ sự lãnh chỉ đạo đến toàn bộ cán bộ công nhân viên chức trong toàn đơn vị, đặc biệt là các đại lý thu thấy rõ vai trò, trách nhiệm và ý nghĩa an sinh trong tham gia BHXHTN, lấy đó làm cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động đến người dân.

Toàn huyện Quảng Điền thành lập 2 tổ chức làm đại lý thu, gồm Bưu điện và đại lý thu của UBND các xã, thị trấn với 150 nhân viên. Đáng nói là, hệ thống nhân viên đại lý thu của UBND các xã, thị trấn đã hoạt động rất tích cực với phương châm “Bám sát địa bàn, tuyên truyền đến từng thôn xóm, từng đối tượng”. Năm 2018, huyện Quảng Điền phấn đấu vận động 190 người tham gia BHXHTN. Bằng cách làm năng động và sáng tạo, đến thời điểm tháng 10, đã có 187 người tham gia, không những hoàn thành mà còn có khả năng vượt chỉ tiêu đề ra.

Thách thức

Tính đến tháng 8/2018, tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.900 người tham gia BHXHTN, trong đó, có trên 200 người ngoài độ tuổi lao động. Theo tinh thần Nghị quyết 28 - NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), tỉnh Thừa Thiên Huế phải đạt 5.000 người tham gia BHXHTN vào năm 2021. Nghĩa là, trong 3 năm còn lại, phải vận động số người tham gia BHXHTN gấp 2 lần trong 10 năm đã thực hiện vừa qua, một thách thức không hề nhỏ. Đó cũng là thực trạng chung của cả nước.

Đặt BHXHTN bên cạnh BHXH bắt buộc rõ ràng có sự so sánh. Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ, gồm: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - tai nạn nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Trong khi, BHXH tự nguyện chỉ có 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Theo các chuyên gia kinh tế, để BHXHTN hấp dẫn cần có những giải pháp mang tính “kích cầu”. Theo một khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy, có tới 35,2% số lao động phi chính thức ở nước ta chưa tham gia BHXHTN mong muốn tham gia. Đặc biệt, 8,5% số lao động cho biết sẽ tham gia BHXHTN nếu có sự điều chỉnh, bổ sung các quy định theo hướng hợp lý và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của ngành BHXH.

Trong khi chờ đợi những thay đổi mang tầm quốc gia, vĩ mô thì việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXHTN là một vấn đề đặt ra với các địa phương, trong đó có Thừa Thiên Huế. Vừa qua, Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo về vai trò của truyền thông trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Cùng với đó, cách làm của huyện Quảng Điền trong vận động, thu hút người dân đến với BHXHTN là cách làm hay, cần được nhân rộng. Biết rằng, "đằng mô cũng… lợi", nhưng hãy nói và chứng minh bằng thực tế để người dân thấy được thì họ sẽ tự nguyện đến với BHXH. Đó cũng là điều rút ra từ thành công trong công tác vận động tham gia BHXHTN ở Quảng Điền nói riêng và nhiều địa phương khác trong tỉnh.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Bước chân không mỏi

Ngoài công việc của một cán bộ hội, hơn 10 năm qua chị Võ Cẩm Thành, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Xuân (Phú Vang) là một trong những nhân viên thu tiêu biểu trong phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Bước chân không mỏi
Phát huy thế mạnh nhân viên thu

Được mệnh danh là “cánh tay nối dài” của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đội ngũ nhân viên thu là những người góp phần quan trọng trong việc đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với người dân, góp sức đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh nhân viên thu
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top